Nhìn lại văn chương Hà Nội thời tạm chiếm

ANTD.VN - Sáng 6-10 tại Hà Nội, Hội Nhà văn Việt Nam đã tổ chức tọa đàm “Nhận diện thành tựu văn chương 1947-1954 trong Hà Nội tạm chiếm”. 

Các ý kiến phát biểu tại buổi tọa đàm đều đánh giá, dù bị thực dân Pháp kìm kẹp, kiểm duyệt gắt gao nhưng văn chương Hà Nội vẫn có sự phát triển nhất định, với sự xuất hiện của nhiều cây bút trẻ mà sau này đã có nhiều đóng góp cho văn học nước nhà như Ngọc Giao, Giang Quân, Lê Văn Ba, Băng Hồ, Nguyễn Cát Ngạc… 

Các tác phẩm ra đời mang lòng yêu nước, giá trị nhân văn, tính dân tộc sâu sắc, góp phần gìn giữ đạo đức, bảo vệ truyền thống dân tộc nói chung và văn hóa Hà Nội nói riêng. Cũng tại buổi tọa đàm, các đại biểu đã kiến nghị tới các cơ quan chức năng, tiếp tục tổ chức các hội thảo, sưu tầm và in ấn lại các tác phẩm văn chương 1947-1954 trong Hà Nội tạm chiếm. Từ đó, để hậu thế biết thêm thời kỳ Thủ đô có nhiều tác phẩm văn học giá trị.