Nhiều nội dung vi phạm trên các nền tảng xuyên biên giới

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
ANTD.VN -  Theo Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT), một số dịch vụ và phương thức cung cấp nội dung mới phát sinh trên mạng như livestream phát tán thông tin nhanh, trong đó có thông tin tiêu cực nhưng yêu cầu gỡ bỏ lại mất thời gian.
Bộ TT-TT sẽ quản lý chặt chẽ các nội dung livestream trên nền tảng xuyên biên giới

Bộ TT-TT sẽ quản lý chặt chẽ các nội dung livestream trên nền tảng xuyên biên giới

Trong nửa đầu năm nay, tỷ lệ tin xấu, độc, sai sự thật được phát hiện và xác minh trên mạng xã hội được ngăn chặn, xử lý nghiêm, kịp thời ước đạt khoảng 93%, không đổi so với cùng kỳ năm 2022.

Cụ thể, từ 1-1-2023 đến 14-6-2023, Facebook đã chặn, gỡ bỏ hơn 2.468 bài viết đăng thông tin sai sự thật, tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước; bôi nhọ các thương hiệu, cá nhân, tổ chức, đạt tỷ lệ 90%.

Ngoài ra, nền tảng này cũng gỡ bỏ 3 tài khoản giả mạo các cá nhân, tổ chức; khóa 8 tài khoản thường xuyên đăng tải tin giả, thông tin xuyên tạc nhằm chống phá Đảng, Nhà nước; gỡ 54 page quảng cáo, mua bán hóa đơn.

Google cũng đã gỡ 5.390 video vi phạm trên Youtube, đạt tỷ lệ 94%. Ngoài ra, Google chặn 2 kênh

TikTok đã chặn, gỡ bỏ 407 link vi phạm, đăng tải thông tin sai sự thật, nội dung tiêu cực, đạt tỷ lệ 92%; Trong đó có 145 tài khoản thường xuyên đăng tải nội dung chống phá Đảng, Nhà nước.

Tuy nhiên, Bộ TT-TT đánh giá, vẫn còn nhiều khó khăn trong việc “làm sạch” thông tin trên mạng. Đáng chú ý là nhiều dịch vụ và phương thức cung cấp nội dung mới phát sinh trên mạng như: livestream trên các nền tảng mạng xã hội xuyên biên giới, phát tán thông tin nhanh, khi có vi phạm về nội dung thì mức độ ảnh hưởng lớn, gây bức xúc trong xã hội trong khi việc yêu cầu ngăn chặn, gỡ bỏ theo quy trình mất thời gian.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là các bộ, ngành có liên quan chưa thống nhất phối hợp triển khai đồng bộ các giải pháp đấu tranh đủ mạnh về kinh tế, pháp lý, ngoại giao, kỹ thuật để buộc các doanh nghiệp nước ngoài phải tuân thủ pháp luật Việt Nam;

Các bộ, ngành, địa phương chưa chủ động phối hợp xác minh, xử lý tin giả liên quan đến chuyên ngành, địa phương quản lý…

Trong các tháng còn lại của năm nay, Bộ TT-TT đặt kế hoạch xây dựng Nghị định thay thế Nghị định số 72/2013/NĐ-CP và Nghị định số 27/2018/NĐ-CP; Dự thảo sửa đổi, bổ sung thêm các quy định nhằm quản lý chặt chẽ hơn với lĩnh vực thông tin điện tử; sửa đổi một số thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện phát triển cho các doanh nghiệp trong nước.

Đồng thời, tăng cường phối hợp chặt chẽ hơn nữa với các bộ, ngành, cơ quan chức năng liên quan trong việc rà soát, kiểm tra, xác minh, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm các quy định pháp luật;

Rà quét, ngăn chặn kịp thời các thông tin xấu, độc, sai sự thật trên mạng xã hội, nhất là các mạng xã hội xuyên biên giới; Duy trì tỷ lệ ngăn chặn gỡ bỏ thông tin xấu độc trên các nền tảng xuyên biên giới đạt trên 90%.