Nga và Slovakia cáo buộc lẫn nhau xung quanh chiến đấu cơ MiG-29

ANTD.VN - Giới chức Slovakia cho rằng các kỹ thuật viên Nga đã phá hoại nhiều tiêm kích MiG-29 của nước này trong quá trình bảo dưỡng thì, trong khi đó Moscow lại tố Bratislava vi phạm thỏa thuận khi không hoàn trả thiết bị bảo dưỡng loại tiêm kích này.
Nga và Slovakia cáo buộc lẫn nhau xung quanh chiến đấu cơ MiG-29
Bộ trưởng Quốc phòng Slovakia Jaroslav Nad hôm 7/4 nói rằng các tiêm kích MiG-29 của nước này vẫn có thể bay bình thường, nhưng "không có nghĩa là chúng đạt khả năng chiến đấu".
Nga và Slovakia cáo buộc lẫn nhau xung quanh chiến đấu cơ MiG-29
Ông Jaroslav Nad cũng bày tỏ nghi ngờ rằng các kỹ thuật viên Nga đã phá hủy nhiều bộ phận của máy bay khi bảo dưỡng chúng ở Slovakia hồi năm ngoái.
Nga và Slovakia cáo buộc lẫn nhau xung quanh chiến đấu cơ MiG-29
"Cảnh sát đang tiến hành điều tra dựa trên nghi vấn của chúng tôi. Một số bộ phận động cơ chỉ cho phép kỹ thuật viên Nga tiếp cận. Các vấn đề đều xuất hiện ở những linh kiện này", Bộ trưởng Nad cho hay.
Nga và Slovakia cáo buộc lẫn nhau xung quanh chiến đấu cơ MiG-29
Cuộc điều tra chưa mang lại kết quả nào nhưng ông Nad nhấn mạnh rằng Bộ Quốc phòng Slovakia "cảm thấy mất lòng tin vào các kỹ thuật viên Nga".
Nga và Slovakia cáo buộc lẫn nhau xung quanh chiến đấu cơ MiG-29
Bộ trưởng Quốc phòng Slovakia Jaroslav cho rằng quân đội Ukraine hiểu biết rõ về dòng MiG-29 và có thể khôi phục khả năng chiến đấu đầy đủ cho chúng.
Nga và Slovakia cáo buộc lẫn nhau xung quanh chiến đấu cơ MiG-29
Tướng Lubomir Svoboda, phó tổng tham mưu trưởng quân đội Slovakia khẳng định, nhóm kỹ thuật viên Nga am hiểu tiêm kích MiG-29 hơn các đồng nghiệp Slovakia và đóng vai trò quan trọng với hoạt động duy trì khả năng vận hành của dòng tiêm kích này.
Nga và Slovakia cáo buộc lẫn nhau xung quanh chiến đấu cơ MiG-29
Tuy nhiên, ông cũng tỏ ra nghi ngờ về tay nghề và ý định thật sự của họ. "Chúng tôi tiếp nhận động cơ với dự trữ 350 giờ bay, nhưng cuối cùng nó chỉ vận hành được 70 giờ. Chúng tôi có thể kết luận như thế nào về điều đó?", tướng Svoboda nói thêm.
Nga và Slovakia cáo buộc lẫn nhau xung quanh chiến đấu cơ MiG-29
Giới chức Nga chưa bình luận về thông tin trên. Trước đó vào cuối tháng 3, Moscow đã cáo buộc Slovakia không hoàn trả thiết bị bảo dưỡng tiêm kích MiG-29 theo thỏa thuận.
Nga và Slovakia cáo buộc lẫn nhau xung quanh chiến đấu cơ MiG-29
"Slovakia năm 2009 ký hợp đồng với tập đoàn MiG để bảo dưỡng phi đội tiêm kích MiG-29. Nước này năm ngoái tuyên bố chấm dứt thỏa thuận, nhưng không giải quyết vấn đề hoàn trả thiết bị bảo dưỡng đắt tiền được Nga đưa tới và chưa thanh toán các hạng mục đã triển khai", Cơ quan Hợp tác Kỹ thuật Quân sự Liên bang Nga (FSMTC) ra thông cáo hôm 31/3.
Nga và Slovakia cáo buộc lẫn nhau xung quanh chiến đấu cơ MiG-29
FSMTC cáo buộc Bộ Quốc phòng Slovakia "liên tục né tránh giải quyết vấn đề", dù giới chức Nga liên tục đề xuất phương án xử lý.
Nga và Slovakia cáo buộc lẫn nhau xung quanh chiến đấu cơ MiG-29
"Slovakia đang chiếm giữ trái phép các thiết bị và có thể chuyển chúng đến Ukraine. Nước này đã vi phạm nghiêm trọng các thỏa thuận quốc tế, trong đó có tái xuất khẩu vũ khí Nga mà chưa có sự đồng thuận từ bên bán hàng", FSMTC nhấn mạnh.
Nga và Slovakia cáo buộc lẫn nhau xung quanh chiến đấu cơ MiG-29
Giới chức Slovakia chưa bình luận về thông tin này. Slovakia năm ngoái quyết định loại biên phi đội tiêm kích MiG-29 được chế tạo từ thời Liên Xô do quá trình bảo đảm vận hành phải phụ thuộc vào các công ty và kỹ thuật viên Nga.
Nga và Slovakia cáo buộc lẫn nhau xung quanh chiến đấu cơ MiG-29
Kể từ đó, hai nước láng giềng Cộng hòa Czech và Ba Lan đảm nhận nhiệm vụ bảo vệ không phận cho Slovakia.
Nga và Slovakia cáo buộc lẫn nhau xung quanh chiến đấu cơ MiG-29
Được phát triển vào thập niên 1970 bởi hãng chế tạo máy bay nổi tiếng Mikoyan, MiG-29 có chuyến bay thử nghiệm đầu tiên vào năm 1977 và biên chế chính thức vào năm 1982.
Nga và Slovakia cáo buộc lẫn nhau xung quanh chiến đấu cơ MiG-29
Là tiêm kích thế hệ thứ 4, MiG-29 tuy không thể so sánh với thế hệ máy bay thế hệ 4+ sau này, tuy nhiên thời điểm chúng ra đời, đây được coi là một trong những dòng chiến đấu cơ hạng nhẹ mạnh mẽ.
Nga và Slovakia cáo buộc lẫn nhau xung quanh chiến đấu cơ MiG-29
MiG-29 có những đặc tính cho phép chiến đấu cơ này thực hiện các động tác cơ động trên không mà các chiến đấu cơ thế hệ cũ không thể thực hiện được.
Nga và Slovakia cáo buộc lẫn nhau xung quanh chiến đấu cơ MiG-29
Về thiết kế, MiG-29 có đường nét khí động học tương tự Su-27, nhưng vẫn có những điểm khác biệt.
Nga và Slovakia cáo buộc lẫn nhau xung quanh chiến đấu cơ MiG-29
MIG-29 có cánh xuôi sau đặt giữa thân với kết hợp gốc diềm cánh trước tạo góc 40 độ, 2 cánh đuôi ngang thăng bằng xuôi sau và 2 cánh phụ thẳng đứng ở đuôi, phía trên 2 động cơ.
Nga và Slovakia cáo buộc lẫn nhau xung quanh chiến đấu cơ MiG-29
Về kích thước, chiến đấu cơ MiG-29 có chiều dài 17,3 m, sải cánh 11,4m, cao 4,73m, trọng lượng cất cánh tối đa 16,8 tấn.
Nga và Slovakia cáo buộc lẫn nhau xung quanh chiến đấu cơ MiG-29
MiG-29 được trang bị 2 động cơ phản lực Klimov RD-33 với công suất 50kN/động cơ và 83,5kN/động cơ khi đốt nhiên liệu phụ.
Nga và Slovakia cáo buộc lẫn nhau xung quanh chiến đấu cơ MiG-29
Với hai động cơ này giúp máy bay có tốc độ tối đa lên tới 2.400 km/h (gấp 2,25 lần tốc độ âm thanh), trần bay 18.000 m, tầm bay 1.430 km.
Nga và Slovakia cáo buộc lẫn nhau xung quanh chiến đấu cơ MiG-29
Về trang bị vũ khí, Mẫu MiG-29 cơ bản được trang bị một pháo GSh-30-1 30 mm, 7 giá treo vũ khí và thùng nhiên liệu, mang được tối đa 3,5 tấn vũ khí, những biến thể nâng cấp sau này có khả năng mang tải trọng vũ khí lớn hơn.
Nga và Slovakia cáo buộc lẫn nhau xung quanh chiến đấu cơ MiG-29
Các vũ khí trang bị bao gồm các tên lửa đối không, R-60, R-27 và R-73 cũng như nhiều loại bom và rocket
Nga và Slovakia cáo buộc lẫn nhau xung quanh chiến đấu cơ MiG-29
MiG-29 được thiết kế để đối đầu với những loại máy bay tiêm kích mới của Hoa Kỳ như F-16 Fighting Falcon và F/A-18 Hornet.
Nga và Slovakia cáo buộc lẫn nhau xung quanh chiến đấu cơ MiG-29
Tới nay, đã có khoảng 1.600 chiếc được sản xuất, 900 trong số đó để xuất khẩu tới hơn 30 quốc gia trên thế giới.
Nga và Slovakia cáo buộc lẫn nhau xung quanh chiến đấu cơ MiG-29
Nga và Slovakia cáo buộc lẫn nhau xung quanh chiến đấu cơ MiG-29
Nga và Slovakia cáo buộc lẫn nhau xung quanh chiến đấu cơ MiG-29
Nga và Slovakia cáo buộc lẫn nhau xung quanh chiến đấu cơ MiG-29
Nga và Slovakia cáo buộc lẫn nhau xung quanh chiến đấu cơ MiG-29
Nga và Slovakia cáo buộc lẫn nhau xung quanh chiến đấu cơ MiG-29
Nga và Slovakia cáo buộc lẫn nhau xung quanh chiến đấu cơ MiG-29
Nga và Slovakia cáo buộc lẫn nhau xung quanh chiến đấu cơ MiG-29
Nga và Slovakia cáo buộc lẫn nhau xung quanh chiến đấu cơ MiG-29
Nga và Slovakia cáo buộc lẫn nhau xung quanh chiến đấu cơ MiG-29
Nga và Slovakia cáo buộc lẫn nhau xung quanh chiến đấu cơ MiG-29
Nga và Slovakia cáo buộc lẫn nhau xung quanh chiến đấu cơ MiG-29
Nga và Slovakia cáo buộc lẫn nhau xung quanh chiến đấu cơ MiG-29
Nga và Slovakia cáo buộc lẫn nhau xung quanh chiến đấu cơ MiG-29
Nga và Slovakia cáo buộc lẫn nhau xung quanh chiến đấu cơ MiG-29
Nga và Slovakia cáo buộc lẫn nhau xung quanh chiến đấu cơ MiG-29
Nga và Slovakia cáo buộc lẫn nhau xung quanh chiến đấu cơ MiG-29
Nga và Slovakia cáo buộc lẫn nhau xung quanh chiến đấu cơ MiG-29
Nga và Slovakia cáo buộc lẫn nhau xung quanh chiến đấu cơ MiG-29
Nga và Slovakia cáo buộc lẫn nhau xung quanh chiến đấu cơ MiG-29
Nga và Slovakia cáo buộc lẫn nhau xung quanh chiến đấu cơ MiG-29
Nga và Slovakia cáo buộc lẫn nhau xung quanh chiến đấu cơ MiG-29
Nga và Slovakia cáo buộc lẫn nhau xung quanh chiến đấu cơ MiG-29
Nga và Slovakia cáo buộc lẫn nhau xung quanh chiến đấu cơ MiG-29
Nga và Slovakia cáo buộc lẫn nhau xung quanh chiến đấu cơ MiG-29