Nga tấn công Ukraine: Vén màn ‘Cuộc chiến trên truyền thông’

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
ANTD.VN - “Nga tấn công Ukraine vào ngày 16/2” như tuyên bố của giới chính trị Mỹ đã không xảy ra, bởi Moscow không hề có ý định tấn công sang đất nước láng giềng.

Căng thẳng Nga-Ukraine phần nào hạ nhiệt khi Điện Kremlin tuyên bố đã rút lực lượng quân sự từ biên giới phía Tây về các địa điểm đồn trú thường xuyên vào hôm 15/2, chứng minh thành ý với Mỹ-NATO và cho thế giới thấy rõ sự thật về một cuộc chiến tranh “không bao giờ xảy ra”.

Hôm 16/2, giới truyền thông Nga đưa tin rằng, Điện Kremlin đã mỉa mai bình luận tin tức của một số phương tiện truyền thông phương Tây về việc "Nga xâm lược” Ukraine" vào rạng sáng ngày 16/2.

Những tờ báo Anh hôm 15/2 đã chỉ rõ thời điểm diễn ra “cuộc xâm lược Ukraine”, ví dụ như tờ Mirror “dẫn nguồn tin từ cơ quan tình báo Mỹ” đưa tin việc này sẽ xảy ra vào lúc 3 giờ sáng ngày 16/2 (theo giờ địa phương, tức 8h sáng, theo giờ Việt Nam). Tờ The Sun cũng đưa tin 3 giờ sáng là thời điểm có khả năng nhất để “Nga tấn công Ukraine” - theo đánh giá của tình báo Mỹ.

Trước đó, tờ Politico của Mỹ dẫn các nguồn thạo tin đăng bài về việc Tổng thống Mỹ Joe Biden trong cuộc họp video trực tuyến với lãnh đạo các nước phương Tây, Liên minh châu Âu và NATO, đã chỉ ra thời điểm “Nga xâm lược Ukraine” là vào ngày 16/2.

“Nga tấn công Ukraine vào ngày 16/2” chỉ là những tuyên bố chính trị của phương Tây?
“Nga tấn công Ukraine vào ngày 16/2” chỉ là những tuyên bố chính trị của phương Tây?

Theo ông Dmitry Peskov, Thư ký báo chí của Tổng thống Nga Vladimir Putin gợi ý, những người Ukraine nên đặt đồng hồ báo thức vào thời điểm đó và tự mình chắc chắn là nó có xảy ra hay không và cân nhắc xem có nên tiếp tục ngủ yên trong ngày hôm nay hay không.

Thậm chí là vào hôm 15/2, nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin đã hài hước nhờ các phương tiện truyền thông phương Tây tìm hiểu chính xác xem liệu có nguồn tin chính thức nào công bố ngày giờ bắt đầu chiến tranh hay không để ông còn chuẩn bị tinh thần.

Ngày 16/2 ở Ukraine đang trôi qua một cách bình yên, trong khi Nga từ ngày 15/2 đã tuyên bố rút lực lượng quân sự đã hoàn tất các cuộc tập trận ở biên giới phía Tây về địa điểm đóng quân thường trực của các đơn vị này. “Cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine” đã không xảy ra và nó nhanh chóng trở thành đề tài bàn tán sôi nổi không chỉ của các tờ báo lá cải, nà còn cả giới chuyên gia.

Theo giới phân tích, sau khi tung ra câu chuyện về “cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine”, các nhà lãnh đạo phương Tây đã háo hức tham gia vào “trò chơi ngoại giao” thời khủng hoảng, cho phép họ dễ dàng kiếm điểm về điều này từ các chuyến thăm Nga hay những lời đe dọa đối với Moscow.

Theo chuyên gia Maxim Suchkov - giám đốc Viện Nghiên cứu Quốc tế tại MGIMO, trong những ngày qua, hết Tổng thống Pháp Emmanuel Macron lại đến Ngoại trưởng cùng Bộ trưởng Quốc phòng Vương quốc Anh, rồi Thủ tướng Đức Olaf Scholz, đã tới viếng thăm Moscow.

Ông chỉ ra rằng, mặc dù những chuyến thăm của họ không đạt được bất cứ tiến bộ nào nhưng điều đó là không quan trọng, điều cốt yếu là các chính khách phương Tây muốn thể hiện cho thế giới biết rằng, họ đã cố gắng hết sức để ngăn chặn” cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine”.

Theo ông, các chính trị gia phương Tây biết chắc rằng, không có bất cứ kế hoạch xâm lược Ukraine nào được Nga vạch ra, nên các vị này chỉ cần lên máy bay và thể hiện hình ảnh giữa Moscow để dễ dàng “nâng điểm xếp hạng chính trị của mình”, vì họ đã ngăn chặn thành công một cuộc chiến tranh… “không bao giờ xảy ra”.