Nga sẽ chế tạo tiêm kích Su-35 hai chỗ ngồi cho khách hàng đặc biệt?

ANTD.VN - Nga được cho là đang đối diện vấn đề lớn khi muốn bán tiêm kích Su-35 cho Iran, đó là Tehran chưa vận hành chiến đấu cơ nào tương đương dòng Flanker-E. Và như thế, để có thể sớm huấn luyện cho phi công Iran, thì trước tiên Nga cần sản xuất phiên bản 2 chỗ ngổi của chiếc chiến đấu cơ này.

Hệ thống điện tử hàng không, radar, động cơ, vũ khí và máy tính nhiệm vụ - mọi thứ đều mới đối với phi công Iran. Nhiều khả năng, Tập đoàn chế tạo máy bay Thống Nhất (UAC) sẽ phải chế tạo một phiên bản mới của Su-35 với hai chỗ ngồi, nếu thực sự Nga muốn bán chiến đấu cơ này cho Iran.

Song vấn đề là bản hai chỗ ngồi sẽ phá vỡ thiết kế của tiêm kích Su-35, nhà sản xuất sẽ phải hy sinh và tiết kiệm không gian của thùng nhiên liệu, khung máy bay lớn sẽ được sửa đổi với ghế phi công thứ hai.

Điều này đặt ra câu hỏi về độ bền của khung thân máy bay chiến đấu. Dù vậy các chuyên gia quân sự nói rằng, thay đổi trên sẽ không gây ảnh hưởng quá lớn.

Để tránh chi phí phát triển bổ sung, Moscow có thể đề nghị Tehran mua một số chiếc Su-30SM hai chỗ ngồi. Nga đã phát triển máy bay chiến đấu như vậy. Nhưng nếu điều này tốt cho Moskva thì lại không tốt cho Tehran.

Bên cạnh việc khiến toàn bộ thỏa thuận trở nên đắt đỏ hơn, Tehran sẽ phải giải quyết một số gánh nặng hậu cần và hỗ trợ bổ sung. Ngoài ra điểm tương đồng giữa Su-30 vẫn có nhiều nét tương đồng Su-35.

Nếu Iran quyết định đặt mua thêm máy bay chiến đấu loại này, điều đó giúp Nga giảm thiểu chi phí thiết kế, phát triển và sản xuất máy bay huấn luyện hai chỗ ngồi.

Nga được cho là sẽ cố đạt thỏa thuận mua bán chiến đấu cơ này với Iran. Đặc biệt khi hiện nay Moskva phải đối phó với việc thiếu đơn đặt hàng.

Giới phân tích quận sự cho rằng, sẽ không có gì ngạc nhiên nếu trong những tháng tới, nước Cộng hòa Hồi giáo chấp nhận lời đề nghị như vậy và tăng số lượng máy bay chiến đấu Su-35 của họ.

Vẫn còn phải xem Moskva sẽ giải quyết vấn đề này như thế nào và liệu họ có quyết định sản xuất "phiên bản không mong muốn" của chiếc máy bay chiến đấu thế hệ 4++ mạnh nhất của mình hay không.

Hiện tại Không quân Iran chỉ có trong biên chế các máy bay chiến đấu F-4D/E và F-14A được mua vào khoảng những năm 1970. Với việc bãi bỏ lệnh cấm vận, Iran đã có quyền tiếp cận vũ khí, nhưng chủ yếu là từ Trung Quốc và Nga.

Nga đã thất bại trong việc bán 24 máy bay chiến đấu Su-35 cho Ai Cập. Điều này dẫn đến đồn đoán trong giới truyền thông, làm nổi bật giả định rằng Iran sẽ nhận lại lô tiêm kích nói trên.

Vấn đề cuối cùng là Tehran có thể thích máy bay chiến đấu hai chỗ hơn là một chỗ ngồi. Điều này rất có thể sẽ đặt Nga vào một tình thế "tiến thoái lưỡng nan".