- Nhật Bản biên chế tàu sân bay chở trực thăng lớp Izumo thứ 2
- Mỹ bàn giao thêm 4 tiêm kích F-16C/D tân trang cho Indonesia
- Mỹ triển khai trực thăng Apache đến tham chiến tại Syria
Theo ông Kiselev, vào những năm 2000, hệ thống phòng không Nga chỉ được bố trí tại những căn cứ quân sự hoặc các cơ sở có ý nghĩa kinh tế quan trọng, tuy nhiên, tình hình này đã thay đổi hoàn toàn vào năm 2015.
“Có một mạng lưới radar hoàn chỉnh tại các khu vực phía tây và phía nam vào năm 2015. Trong vòng 2 năm sau, Nga đã hoàn thiện hệ thống phòng không bao trùm cả phía bắc và đông đất nước", ông Kiselev cho biết và nói thêm rằng, hơn 130 hệ thống tên lửa “không có đối thủ xứng tầm trên thế giới” đã được đưa vào biên chế quân đội Nga.
Nga đã tăng cường đáng kể khả năng phòng không chỉ trong một vài năm
Một vài loại vũ khí đáng chú ý có thể kể đến như tên lửa đất đối không Pantsir-S1 hay nhiều loại tên lửa phòng không tầm trung đến tầm xa như S-400. Kể từ năm 2012, số binh lính trong lực lượng phòng không đã tăng gấp đôi ở Nga, trong khi việc sáp nhập bán đảo Crimea được xem là điều lấp đầy mọi chỗ trống trong hệ thống radar của Nga.
Để bảo vệ biển, vào năm 2013, Nga chỉ có 10 hệ thống phòng vệ bờ biển nhưng con số này đã tăng lên 29 vào năm 2017. Những hệ thống này xuất hiện ở nhiều nơi đặc biệt quan trọng với Nga mà ông Kiselev kể đến như quần đảo Kuril, Crimea hay khu vực Caspian và vùng Bắc Cực. Thêm vào đó, không quân Nga cũng mới nhận thêm được nhiều tiêm kích đánh chặn tốc độ cao MiG-31BM.
Hoạt động gia tăng sức mạnh phòng không của Nga “trên đất liền và biển” diễn ra trong bối cảnh Mỹ triển khai lá chắn tên lửa ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, điều mà Ngoại Nga Sergei Lavrov nhìn nhận là một mối nguy hại đối với nước này.