- Đặc nhiệm Mỹ nhanh chân tiến vào tiếp quản căn cứ quân sự Nga tại Syria
- Thổ Nhĩ Kỳ cảnh báo bắn hạ máy bay chiến đấu Israel trên bầu trời Syria
- Kế hoạch lớn của Thổ Nhĩ Kỳ nhằm kiểm soát toàn bộ Syria
|
Nga đề nghị cung cấp miễn phí cho Sudan hệ thống phòng không S-400 để bảo vệ không phận nước này, nhằm đổi lấy quyền tiếp cận cảng Sudan và thành lập căn cứ quân sự mới nhưng đã bị từ chối vì nước chủ nhà e ngại các lệnh cấm vận do phương Tây áp đặt. |
|
Theo thông báo, việc mang tổ hợp phòng không S-400 ra trao đổi là một nỗ lực nhằm củng cố vị thế của Nga trong cuộc đàm phán, tuy nhiên những lo ngại của chính quyền Khartoum về các biện pháp trừng phạt đã khiến toan tính của Moskva không thành. |
|
Sự quan tâm của Nga là dễ hiểu bởi Biển Đỏ vẫn là khu vực chiến lược quan trọng đối với các cường quốc thế giới. Nếu có một căn cứ hải quân tại khu vực này sẽ giúp Nga tiếp cận các tuyến đường biển quan trọng nối châu Âu, châu Á và châu Phi. |
|
Tuy nhiên điều bất ngờ ở đây đó là khi Nga thất bại thì Iran lại nhanh chân tiến hành một vài cuộc đàm phán tương tự về việc xây dựng cơ sở hạ tầng hải quân ở Sudan và có vẻ đã thành công. |
|
Tehran quan tâm đến việc tăng cường sự hiện diện trong khu vực và mở rộng khả năng kiểm soát những tuyến đường biển quan trọng. Chính quyền Cộng hòa Hồi giáo còn xem xét cung cấp hỗ trợ quân sự cho Sudan để đổi lấy quyền tiếp cận cơ sở hạ tầng cảng biển. |
|
Trước đó Sudan đã nhiều lần bày tỏ ý sẵn sàng hợp tác với Nga trong lĩnh vực an ninh, hạ tầng quân sự. Vào năm 2020, một vài cuộc đàm phán đã được tiến hành để hướng tới thành lập một căn cứ hải quân, tuy nhiên quá trình này vấp phải những trở ngại chính trị nghiêm trọng. |
|
Đặc biệt, sau sự thay đổi chính quyền ở Sudan vào năm 2021, tham vọng của Nga ngày càng trở nên khó khăn hơn do áp lực gia tăng mạnh mẽ từ các nước phương Tây, khi Mỹ và đồng minh tìm cách ngăn chặn sự mở rộng ảnh hưởng của Nga và Iran trong khu vực. |
|
Các chuyên gia phân tích tình hình quốc tế lưu ý rằng sự hiện diện của bất kỳ cường quốc nào tại Cảng Sudan sẽ thay đổi đáng kể cán cân quyền lực ở Biển Đỏ, khi một căn cứ quân sự được thành lập. |
|
Đối với trường hợp của Nga, nếu được chấp thuận lập quân cảng, đây sẽ là một thắng lợi quan trọng trong việc phát triển chuỗi căn cứ hải quân toàn cầu, giúp Moskva củng cố vị thế của mình ở Trung Đông và Châu Phi. |
|
Trong khi đó, nếu được nước sở tại cho phép hiện diện, Iran cũng sẽ tăng cường đáng kể ảnh hưởng của mình và tạo thêm điều kiện để chống lại áp lực từ Mỹ và các đồng minh phương Tây của Washington. |
|
Nhưng hiện tại Sudan đang đứng trước lựa chọn khó khăn, nếu hợp tác với Moskva hay Tehran họ sẽ nhận được hỗ trợ quân sự và kinh tế cần thiết, nhưng mặt khác lại đứng trước nguy cơ chịu thêm nhiều biện pháp trừng phạt và làm xấu đi mối quan hệ với phương Tây. |
|
Moskva và Khartoum trước đó đã đạt được thỏa thuận về việc thành lập một trung tâm hỗ trợ hậu cần cho Hải quân Nga tại Cảng Sudan trên bờ Biển Đỏ, đây là tiền đề để Điện Kremlin muốn tiến xa hơn đó là tạo ra căn cứ quân sự đúng nghĩa. |
|
Theo văn bản được ký kết, trạm hậu cần nói trên sẽ có khả năng phục vụ tối đa 4 tàu chiến của Nga cùng lúc, bao gồm cả những chiến hạm có trang bị lò phản ứng hạt nhân, ngoài ra đây còn là nơi đồn trú của 300 quân nhân. |
|
Thỏa thuận trên nếu được ký kết sẽ kéo dài 25 năm đi kèm gia hạn, chính quyền Sudan đã hoàn tất việc xem xét văn bản vào tháng 2/2023 và dự thảo đang chờ giới lãnh đạo quân sự và các nhóm dân sự phê chuẩn, nhưng hiện tại văn kiện này rất khó được thông qua. |