NCB báo lỗ trong quý III, nợ xấu tăng cao

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
ANTD.VN - Trong bối cảnh đa phần các ngân hàng báo lãi đậm thì NCB lại ghi nhận lỗ sau thuế 196 tỷ đồng trong quý III và lũy kế 9 tháng đầu năm lỗ gần 181 tỷ đồng.

Theo báo cáo tài chính vừa công bố, trong quý III/2022, Ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB – mã chứng khoán: NVB) lỗ sau thuế hơn 196 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái lãi gần 64 tỷ đồng. Lũy kế 9 tháng đầu năm, Ngân hàng lỗ gần 181 tỷ đồng (cùng kỳ lãi hơn 164 tỷ đồng).

Như vậy, tính đến thời điểm này, NCB là ngân hàng duy nhất có kết quả kinh doanh thua lỗ trong quý III.

Kết quả kinh doanh NCB kém lạc quan trong quý III

Kết quả kinh doanh NCB kém lạc quan trong quý III

Theo giải trình của NCB, việc lợi nhuận quý III và 9 tháng đầu năm nay giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái chủ yếu do giảm thu nhập lãi thuần. Cụ thể, chỉ tính trong quý III, thu nhập lãi thuần của nhà băng này giảm tới 442 tỷ đồng.

Trong 9 tháng đầu năm, thu nhập phi tín dụng của NCB tăng 173 tỷ đồng, tương đương 122%. Trong đó thu nhập thuần từ hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư tăng 76 tỷ đồng, thu nhập thuần từ hoạt động dịch vụ tăng 34 tỷ đồng, thu nhập thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối tăng 5 tỷ đồng.

Tuy nhiên mức tăng phi tín dụng không thể bù đắp được mức giảm của thu nhập lãi, giảm 637 tỷ đồng và chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng gần 69 tỷ đồng, dẫn đến lợi nhuận sau thuế của NCB âm gần 181 tỷ đồng và giảm 344 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2021.

Nguyên nhân thu nhập lãi thuần giảm và chi phí dự phòng rủi ro tăng, theo NCB là do Ngân hàng đã thực hiện thoái lãi dự thu, ngừng dự thu và trích lập dự phòng đối với nợ quá hạn, nợ xấu theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, thực hiện trích lập dự phòng theo phương án cơ cấu lại; đồng thời áp dụng chính sách hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi Covid-19.

Tính đến cuối tháng 9, tiền gửi của khách hàng tại NCB là 64.334 tỷ đồng, giảm 0,3% so với đầu năm. Đây là năm thứ 2 liên tiếp tiền gửi chảy vào hệ thống NCB ghi nhận chiều hướng đi xuống.

Trong khi đó, cho vay khách hàng đạt gần 45.164 tỷ đồng, tăng hơn 8,5% so với đầu năm.

Đáng chú ý, tỷ lệ nợ xấu tại nhà băng này tăng vọt, từ mức 1.249 lên 6.650 tỷ đồng, tức là tăng tới hơn 430% so với đầu năm và chiếm 14,7% (từ mức khoảng 3% đầu năm).

Trong số nợ xấu, nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) tăng vọt từ 603 tỷ đồng lên xấp xỉ 2.463 tỷ đồng, tức là tăng hơn gấp 3 lần. Nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ) còn tăng vọt từ 181,8 tỷ đồng lên gần 2.832 tỷ đồng, tức là tăng gấp 14,6 lần. Nợ nhóm 5 (có khả năng mất vốn) cũng tăng gần 3 lần, lên mức 1.353 tỷ đồng.

Nợ xấu của NCB tăng đột biến có thể do chính sách cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo Thông tư 14 của Ngân hàng Nhà nước hết hiệu lực kể từ 30/6 vừa qua.

Theo đó, các khoản nợ tái cơ cấu không được trả nợ đúng kỳ sau thời điểm này sẽ ngay lập tức trở thành nợ xấu, và các khoản nợ khác của cá thể đi vay đó tại cùng hoặc các tổ chức tín dụng khác sẽ cùng bị xếp hạng tại nhóm nợ thấp nhất.

Dù vậy, tỷ lệ nợ xấu tăng quá mạnh như tại NCB cũng là cá biệt trong bối cảnh ngành ngân hàng nỗ lực kiểm soát nợ xấu dưới 3%,