Lưỡi hái tử thần trong lòng đại dương của Ấn Độ là mối đe dọa hàng đầu cho tàu sân bay của Trung Quốc

ANTD.VN - Sức mạnh ngầm của Hải quân Ấn Độ đáng kể đến là chiếc tàu ngầm nguyên tử lớp Akula thuê của Nga, những tàu ngầm này có khả năng triển khai tên lửa gắn đầu đạn hạt nhân.

Hải quân Ấn Độ đang có trong biên chế một chiếc tàu ngầm hạt nhân đề án 971 Shchuka-B (NATO định danh: Akula). Họ cũng dự tính thuê thêm một chiếc nữa.

Với sức mạnh khủng khiếp từ kho ngư lôi và tên lửa gắn đầu đạn hạt nhân, tàu hoàn toàn có thể là mối nguy hiểm tiềm tàng cho hải quân Trung Quốc.

 Tàu ngầm tấn công chạy bằng động cơ hạt nhân Đề án 971 Shchuka-B được Liên Xô biên chế chính thức vào năm 1986. 

Tàu được trang bị lò phản ứng hạt nhân OK-650M, cho phép tàu di chuyển với tốc độ tối đa lên tới 65 km/h khi lặn.

Tàu ngầm này có thể lặn tới độ sâu tối đa 600 m, gấp đôi những tàu ngầm tương tự của Mỹ. 

Tàu được trang bị 4 ống phóng ngư lôi 533 mm (28 quả) và 4 ống phóng ngư lôi 650 mm (12 quả), 3 bệ phóng tên lửa phòng không Igla-M và 28 tên lửa hành trình RK-55 Granat.

Tên lửa RK-55 là một trong những loại tên lửa hành trình có tầm bắn rất xa lên tới 3.500km.

Ngoài trang bị đầu đạn thông thường, tên lửa này còn được trang bị đầu đạn hạt nhân với sức công phá lớn.

Hình ảnh tên lửa được phóng đi từ tàu ngầm trong một cuộc thử nghiệm.

Ngoài khả năng phóng ngư lôi hạng nặng, hệ thống ống phóng còn có khả năng phóng tên lửa diệt hạm RPK-6 Vodopad (có nghĩa là Thác nước), tên mã NATO: SS-N-16 Stallion.

Tên lửa RPK-6 Vodopad có tầm bắn 120 km. Đầu đạn có thể là một quả ngư lôi 400 mm 83R hoặc bom chìm chống ngầm hạt nhân 90R.

Ấn Độ thuê tàu ngầm Đề án 971 đầu tiên của Nga hồi năm 2007. Chiếc tàu này mang định danh K-152 Nerpa trong biên chế Hải quân Nga, sau đó được đổi tên thành INS Chakra trong biên chế Hải quân Ấn Độ.