Lớp tàu hộ vệ tên lửa lỡ hẹn với Hải quân Việt Nam

ANTD.VN - Tàu hộ vệ tên lửa KBO-2000 (Dự án 2100) do Viện thiết kế phương Bắc của Nga thiết kế theo đơn đặt hàng của Việt Nam vào đầu thập niên 1990, cùng với tàu tấn công nhanh cỡ nhỏ BPS-500.
Lớp tàu hộ vệ tên lửa lỡ hẹn với Hải quân Việt Nam
Khinh hạm lớp KBO-2000 từng được kỳ vọng sẽ trở thành chiến hạm hiện đại cỡ 2.000 tấn đầu tiên của Hải quân Nhân dân Việt Nam trước khi chúng ta quyết định đặt hàng lớp Gepard 3.9.
Lớp tàu hộ vệ tên lửa lỡ hẹn với Hải quân Việt Nam
Tàu KBO-2000 có lượng giãn nước đầy tải 2.100 tấn; chiều dài 104,8 m; chiều rộng 13,6 m. Thông số kỹ thuật cơ bản của nó khá tương đồng với chiếc Gepard 3.9 sau này.
Lớp tàu hộ vệ tên lửa lỡ hẹn với Hải quân Việt Nam
Vũ khí trang bị của tàu rất mạnh và toàn diện với 8 tên lửa chống hạm Kh-35E có tầm bắn 130 km, vận tốc cận âm Mach 0,8 và mang theo đầu đạn bán xuyên giáp với ngòi nổ giữ chậm nặng 145 kg.
Lớp tàu hộ vệ tên lửa lỡ hẹn với Hải quân Việt Nam
Hỏa lực phòng không của KBO-2000 bao gồm 24 tên lửa phòng không tầm ngắn phóng thẳng đứng 9M331 (SA-N-9), đây chính là phiên bản hải quân của Tor-M1. Tên lửa có tầm bắn 12 km, trần bay 6 km và vận tốc 850 m/s.
Lớp tàu hộ vệ tên lửa lỡ hẹn với Hải quân Việt Nam
Ngoài ra tàu còn có 1 pháo hạm A-190E cỡ 100 mm, 2 pháo phòng không cao tốc AK-630M cỡ 30 mm, 4 ngư lôi chống ngầm SET-72 cỡ 400 mm, sàn đáp phía đuôi tàu cho phép tiếp nhận trực thăng săn ngầm Ka-28.
Lớp tàu hộ vệ tên lửa lỡ hẹn với Hải quân Việt Nam
Hệ thống điện tử của KBO-2000 cũng rất hùng hậu, bao gồm radar trinh sát MR-755 Fregat MA1, radar hỏa lực Garpun-Bal của tên lửa đối hạm, radar điều khiển hỏa lực tên lửa phòng không MR-360 Podkat và 5P-10-02E Puma kiểm soát hỏa lực pháo.
Lớp tàu hộ vệ tên lửa lỡ hẹn với Hải quân Việt Nam
Như vậy có thể thấy KBO-2000 có sức mạnh rất toàn, đảm trách tốt cả vai trò phòng không, chống hạm lẫn chống ngầm, điều mà cặp Gepard thứ hai cũng chưa chắc đã sánh bằng.
Lớp tàu hộ vệ tên lửa lỡ hẹn với Hải quân Việt Nam
Việc Dự án KBO-2000 bị hủy bỏ là một điều vô cùng đáng tiếc tuy nhiên không loại trừ khả năng trong tương lai lớp tàu chiến này sẽ được tái khởi động với cấu hình vũ khí mạnh hơn.
Lớp tàu hộ vệ tên lửa lỡ hẹn với Hải quân Việt Nam
Cấu hình vũ khí của tàu khi đó có thể sẽ thay thế tên lửa Uran-E bằng loại Klub-N, nâng cấp pháo hạm 100 mm với tháp pháo tàng hình hóa, tên lửa phòng không 9M331 sẽ do loại 9M96E hoặc 9M96E2 tầm bắn xa hơn đảm nhiệm.
Lớp tàu hộ vệ tên lửa lỡ hẹn với Hải quân Việt Nam
Thậm chí radar Fregat MA1 cũng có thể nâng cấp bằng loại Pozitiv-ME1 hiện đại hơn nhiều đi kèm với sửa đổi phần cabin chỉ huy theo hướng vát góc nhằm giảm tín hiệu phản xạ radar của tàu.
Lớp tàu hộ vệ tên lửa lỡ hẹn với Hải quân Việt Nam
Sở hữu đội tàu chiến mặt nước kết hợp giữa Gepard 3.9, Molniya 1241.8, BPS-500 và KBO-2000 hiện đại hóa, Hải quân Việt Nam sẽ có lực lượng đủ mạnh để đảm bảo năng lực tác chiến cũng như duy trì sự có mặt dài ngày trên các vùng biển xa, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
Lớp tàu hộ vệ tên lửa lỡ hẹn với Hải quân Việt Nam
Lớp tàu hộ vệ tên lửa lỡ hẹn với Hải quân Việt Nam
Lớp tàu hộ vệ tên lửa lỡ hẹn với Hải quân Việt Nam
Lớp tàu hộ vệ tên lửa lỡ hẹn với Hải quân Việt Nam
Lớp tàu hộ vệ tên lửa lỡ hẹn với Hải quân Việt Nam
Lớp tàu hộ vệ tên lửa lỡ hẹn với Hải quân Việt Nam
Lớp tàu hộ vệ tên lửa lỡ hẹn với Hải quân Việt Nam
Lớp tàu hộ vệ tên lửa lỡ hẹn với Hải quân Việt Nam
Lớp tàu hộ vệ tên lửa lỡ hẹn với Hải quân Việt Nam
Lớp tàu hộ vệ tên lửa lỡ hẹn với Hải quân Việt Nam
Lớp tàu hộ vệ tên lửa lỡ hẹn với Hải quân Việt Nam