Lộc lá tràn đường, đợi đón Giao thừa

ANTĐ - Mía lộc được bày bán trên nhiều đường phố Hà Nội ngay từ chiều muộn 30 Tết, đợi đón Giao thừa.
Theo phong tục miền Bắc, sau Giao thừa nếu xuất hành ra chùa hay đền, hậu lễ bái, người Việt còn có tục bẻ lấy một cành lộc để mang về nhà lấy may, lấy phúc. Gọi là tục hái lộc. Cành lộc thường là một cành đa nhỏ hay cành đề, cành si... là những loại cây quanh năm tươi tốt và nẩy lộc. Tục hái lộc ở các nơi đền, chùa ngụ ý xin hưởng chút lộc của Thần, Phật ban cho nhân năm mới. Cành lộc đem về được cắm ở bàn thờ.  Tuy nhiên, cũng chính vì tập tục này mà cây cối tại các đền chùa trở nên xác xơ tiêu điều. Thay vì bẻ một cành nhỏ thì người ta (nhất là thanh niên) làm gẫy cả một cành lớn, cho rằng cành càng to thì lộc càng nhiều. Nhiều chùa, đền vì thế buộc phải cấm việc bẻ cành hái lộc. Việc này ngày càng được đông đảo nhân dân ủng hộ, thay vì phá hoại cây cối, nhiều người chọn mua một cây mía mang về nhà với đầy đủ các ý nghĩa cho một cuộc sống sung túc: thân mía mập mạp, vị ngọt, lá mía vút cao....Trước Giao thừa tới 7-8 giờ, nhiều điểm trên đường phố Hà Nội đã thấy bày bán mía lộc. Mời bạn đọc cùng xem chùm ảnh dưới đây:


Cách bày mía phổ biến của người bán để thu hút
sự chú ý người đi đường

Cả một..ruộng mía

Không rõ ý nghĩa, nhưng người ta thường bán mía còn nguyên gốc rễ toàn đất

Giá mía lộc khoảng 20.000đ/cây

Lá mía xanh, vút cao mang lại nhiều lộc và may mắn

Mía bày bán ở ngã 3 Kim Mã- Vạn Bảo

Bà già bán nước chiều 30 Tết, tranh thủ bán thêm mía và
cành phất lộc

Chở mía ra điểm bán, trên phố Văn Miếu

Tại đường Trích Sài- hồ Tây

Tại đường Lê Đức Thọ (Từ Liêm)

Hải đường cũng là một loại cành lộc được ưa chuộng với lá xanh, hoa đỏ
Ảnh chụp trước cổng chùa Kim Sơn- Kim Mã

Khu vực trước cổng Đài Truyền hình Việt Nam