Loài rùa đầu to biết trèo cây, có tên trong Sách Đỏ Việt Nam

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
ANTD.VN - Rùa đầu to là một trong những loài rùa lạ nhất thế giới với đặc điểm đặc trưng là chiếc đầu có kích thước rất lớn, không thụt vào trong mai được, thay vào đó đầu của nó được phủ bởi các mảnh sừng rất cứng để bảo vệ.
Loài rùa đầu to biết trèo cây, có tên trong Sách Đỏ Việt Nam
Việt Nam là nơi sinh sống bản địa của 25 loài rùa khác nhau (chưa gồm các loài rùa biển). Trong số đó, rùa đầu to (Platysternon megacephalum) được coi là loài rùa kỳ lạ nhất.
Loài rùa đầu to biết trèo cây, có tên trong Sách Đỏ Việt Nam
Đây là một loài rùa cỡ nhỏ, có chiều dài không quá 25 cm khi trưởng thành. Đặc điểm nhận dạng của chúng là có cái đầu rất to, không thụt vào trong mai được.
Loài rùa đầu to biết trèo cây, có tên trong Sách Đỏ Việt Nam
Bên đầu của loài rùa này thường có một vệt vàng nhạt chạy từ mắt tới cổ. Hàm trên tạo thành móc giống như mỏ chim vẹt, nên chúng còn được gọi là rùa mỏ vẹt. Xương sọ của rùa đầu to đặc và dày.
Loài rùa đầu to biết trèo cây, có tên trong Sách Đỏ Việt Nam
Mai của rùa đầu to màu nâu, rất dẹp, một đặc điểm thích nghi với việc chui luồn dưới các phiến đá. Bụng rùa màu vàng nhạt. Lưng rùa cao ở đỉnh, có gờ rất rõ. Đuôi rùa dài gần bằng dài thân.
Loài rùa đầu to biết trèo cây, có tên trong Sách Đỏ Việt Nam
Trong tự nhiên, rùa đầu to sống ở các suối có nhiều đá tảng, nước sâu, trong và có dòng chảy chậm. Chúng thường chỉ được ghi nhận ở các vùng rừng rậm, ít gặp ở các khu rừng thưa.
Loài rùa đầu to biết trèo cây, có tên trong Sách Đỏ Việt Nam
Ban ngày rùa đầu to ẩn dưới các tảng đá hoặc phơi nắng bên bờ suối, lúc trời tối hoặc ban đêm mới ra ngoài kiếm ăn. Thức ăn là cá nhỏ, động vật thân mềm, cua, giun đất và những động vật không xương sống khác.
Loài rùa đầu to biết trèo cây, có tên trong Sách Đỏ Việt Nam
Rùa đầu to sinh sản vào mùa hè. Chúng biết trèo cây, trèo đồi khá tốt.
Loài rùa đầu to biết trèo cây, có tên trong Sách Đỏ Việt Nam
Mỗi năm, rùa đẻ hai trứng vào mùa hè. Rùa con sinh trưởng chậm, mất tới 9 năm để đạt kích thước trưởng thành.
Loài rùa đầu to biết trèo cây, có tên trong Sách Đỏ Việt Nam
Ở Việt Nam, rùa đầu to hiện diện ở các Vườn quốc gia Hoàng Liên, Ba Bể, Phong Nha – Kẻ Bàng, Tam Đảo, Khu bảo tồn Tây Yên Tử và phân bố ở cả khu vực Miền Trung (Quảng Trị), vào đến Tây Nguyên.
Loài rùa đầu to biết trèo cây, có tên trong Sách Đỏ Việt Nam
Trên thế giới, loài rùa này phân bố ở Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia, miền Nam Trung Quốc.
Loài rùa đầu to biết trèo cây, có tên trong Sách Đỏ Việt Nam
Dù có diện phân bố rộng, hiện nay số lượng rùa đầu to ở Việt Nam đang suy giảm nghiêm trọng do rừng nguyên sinh mất dần, và đặc biệt là do tình trạng săn bắt quá mức để mua bán trao đổi với nước ngoài.
Loài rùa đầu to biết trèo cây, có tên trong Sách Đỏ Việt Nam
Chúng đã được xếp vào diện loài Nguy cấp trong Sách Đỏ Việt Nam và Sách Đỏ của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN).
Loài rùa đầu to biết trèo cây, có tên trong Sách Đỏ Việt Nam
Các chuyên gia khuyến cáo người dân tuyệt đối không săn bắt, buôn bán rùa đầu to.
Loài rùa đầu to biết trèo cây, có tên trong Sách Đỏ Việt Nam
Loài rùa đầu to biết trèo cây, có tên trong Sách Đỏ Việt Nam
Loài rùa đầu to biết trèo cây, có tên trong Sách Đỏ Việt Nam
Loài rùa đầu to biết trèo cây, có tên trong Sách Đỏ Việt Nam
Loài rùa đầu to biết trèo cây, có tên trong Sách Đỏ Việt Nam
Loài rùa đầu to biết trèo cây, có tên trong Sách Đỏ Việt Nam
Loài rùa đầu to biết trèo cây, có tên trong Sách Đỏ Việt Nam
Loài rùa đầu to biết trèo cây, có tên trong Sách Đỏ Việt Nam
Loài rùa đầu to biết trèo cây, có tên trong Sách Đỏ Việt Nam
Loài rùa đầu to biết trèo cây, có tên trong Sách Đỏ Việt Nam
Loài rùa đầu to biết trèo cây, có tên trong Sách Đỏ Việt Nam
Loài rùa đầu to biết trèo cây, có tên trong Sách Đỏ Việt Nam
Loài rùa đầu to biết trèo cây, có tên trong Sách Đỏ Việt Nam