Loài cây khổng lồ già nhất thế giới, thọ 80.000 tuổi và nặng 6.000 tấn

ANTD.VN - Có thể nói, đây là một trong những thực thể cổ và lớn nhất thế giới. Theo USDA, toàn bộ khu rừng rộng hơn 43 ha đều là những cây con mọc ra từ một cây mẹ duy nhất. Tất cả thân cây trong rừng đều nối liền với nhau bằng bộ rễ cây dày đặc trong lòng đất.

Cây dương lá rung Pando (tiếng Latin có nghĩa là "Tôi lan rộng") ở Utah bao gồm hơn 40.000 gốc nối liền với nhau qua hệ rễ khổng lồ dưới lòng đất.

Với tuổi đời lên tới hơn 80.000 năm, cây Pando, sống tại rừng quốc gia Fishlake ở Utah, Mỹ, chính là cây già nhất thế giới.

Nhìn từ xa, bạn có thể lầm tưởng đây là cả rừng cây nhưng thực chất chúng đều chung một hệ thống rễ dày đặc trong lòng đất. Quần thể cây dương lá rung khổng lồ mọc ra từ một cây mẹ.
Không chỉ gây ấn tượng bởi tuổi thọ cao, Pando còn được coi là sinh vật nặng nhất thế giới với hơn 40.000 thân cây vỏ cứng có tổng khối lượng khoảng 6.000 tấn.

Pando không chỉ được coi là sinh vật sống lâu đời nhất mà còn có thể là sinh vật sống nặng nhất.

Pando còn được gọi là "Người khổng lồ run rẩy". Chúng bao phủ diện tích 42 hecta và được cho là đang chết dần vì hạn hán, côn trùng xâm nhập và bệnh dịch.

Loài ăn cỏ như hươu la được cho là đang làm suy giảm hệ thống cây dương lá rung mang tên Pando.

Mặc dù tuổi chính xác của quần thể cây nhân bản này vẫn chưa được biết, nhưng các nhà khoa học tin rằng Pando có thể tồn tại từ cuối kỷ Băng Hà cuối cùng.

Được biết, mỗi cây dương lá rung đều là bản sao giống nhau, có thể tồn tại khoảng 100 – 150 năm. Rễ của chúng tiếp tục tái tạo cây đã chết thành cây mới ở vị trí khác gần đó.

Có rất nhiều tranh luận và suy đoán xung quanh Pando, nhưng có một điều chắc chắn: sinh vật này rất đáng kinh ngạc.