Ở thời điểm sắp hết năm, thị trường lịch 2013 vẫn trầm lắng
Mập mờ giá cả
Dạo qua các trung tâm bán lịch như phố Đinh Lễ, Hàng Trống, Tràng Tiền… dễ dàng nhận thấy vô vàn mẫu mã sặc sỡ với đủ chủng loại được trưng bày khá bắt mắt. Từ lịch hình lồng đèn, lịch giả ngọc, giả gỗ… cho đến các lịch bloc siêu dài, bloc từ trung đến đại, siêu cực đại cho đến siêu đại đặc biệt… Giá một bloc lịch cỡ nhỏ là 90.000 đồng, loại phổ biến cỡ 25x37 có giá là 240.000 đồng. Để sở hữu một bloc lịch siêu đại đặc biệt kích cỡ 38x54cm, giá lên đến 590.000 đồng. Nắm bắt nhu cầu khách hàng, các nhà xuất bản đã chú trọng nhiều đến nội dung trong từng tờ lịch như lịch sử văn hóa, phong thủy, tĩnh vật, kiến trúc, kiến thức dân gian, thời tiết, danh ngôn… Đặc biệt, năm nay NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật cùng Công ty TNHH An Hảo phối hợp xuất bản bloc lịch “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong đó bao gồm những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tác phẩm thơ văn cùng hình ảnh của Bác qua tranh vẽ. Ông Nguyễn Văn Long - một chủ ki ốt bán lịch trên phố Hàng Trống cho biết, cũng như mọi năm các NXB phát hành lịch sớm để nhằm đáp ứng nhu cầu của người mua ở từng thời điểm. Bắt đầu từ tháng 10, các cửa hàng đã có nhiều đầu lịch để bày bán. Hàng năm, tháng 12 bao giờ cũng là tháng cao điểm trong việc phát hành lịch. Thế nhưng, năm nay sức mua giảm đáng kể nên các chủ cửa hàng không dám nhập hàng nhiều như trước. Điều đáng nói hầu hết các đại lý bán lịch đều bán thấp hơn giá của các nhà xuất bản niêm yết. Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, các đại lý bao giờ cũng chủ động chiết khấu cho khách từ 15% đến 20% so với giá in trên bìa lịch. Ví dụ: 1 cuốn lịch Hoa và công dụng của Công ty TNHH An Hảo có giá bìa là 300.000 đồng, nhưng lại được bán với giá 240.000 đồng. Được biết, để tạo điều kiện cho các đại lý “dễ thở” hơn, hầu hết các nhà xuất bản đều chiết khấu cho họ tới 50%. Không ít đại lý khi bán hàng vẫn lập lờ về giá cả, khách hàng không biết, phải mua giá bìa và yên tâm mình đã mua đúng giá. Cho dù cả NXB và các đại lý đều có chiêu câu khách như vậy, và dù có tung ra nhiều “chiêu” nhưng thị trường lịch năm nay vẫn chưa thấy khởi sắc.Liệu có còn lịch lậu?
Ông Phạm Quốc Chính, Phó Cục trưởng Cục Xuất bản cho biết, trước tình trạng lịch lậu hoành hành nhiều năm trên thị trường, cơ quan quản lý đau đầu, các nhà xuất bản điêu đứng… Bắt đầu từ mùa lịch 2012, các đầu lịch được phép phát hành phải có tem chống giả của Cục Xuất bản. Nếu lịch nào không có tem thì coi như là lịch lậu. Điều này giúp cho các cơ quan chức năng kiểm tra xử lý lịch in lậu dễ dàng hơn”. Bên cạnh đó, biện pháp này, cũng giúp các nhà xuất bản có “đất sống” hơn khi không bị lịch lậu lấn sân. Mặt khác, Cục Xuất bản cũng hạn chế số lượng in, mỗi cơ sở chỉ được in 230.000 cuốn (năm trước là 280.000 cuốn) để tránh phát hành tràn lan, dẫn đến tình trạng cung nhiều hơn cầu, gây lãng phí nếu không tiêu thụ hết. Tuy nhiên, trên thực tế, số lượng lịch in lậu vẫn xuất hiện trên thị trường và được phát hành lén lút. Gần đây, Cục Thông tin truyền thông (Bộ Công an) đã phối hợp với các cơ quan điều tra bắt quả tang một cơ sở gia công lịch trái phép ở xã An Lục Long, huyện Châu Thành (Long An) với 3,2 tấn lịch bloc cỡ trung đã thành phẩm. Sở dĩ lịch in lậu trên thị trường phần lớn là do khách hàng chưa biết thông tin, chỉ quan tâm đến hình thức mà không để ý đến tem chống hàng giả nên mua phải lịch lậu. Trong khi đó, ông Phạm Quý Thế, Trưởng phòng văn hóa phẩm, Tổng công ty Sách Việt Nam (Savina), đơn vị phát hành lớn ở Hà Nội khẳng định: “Các đơn vị đối tác của chúng tôi cũng rất thận trọng trong việc ký kết hợp đồng sản xuất. Mẫu mã, chất lượng tốt phải đi cùng với hiệu quả kinh doanh trên thị trường, nên chúng tôi phải đảm bảo đưa đến tay người dùng những sản phẩm tốt nhất. Qua phối hợp điều tra, đến thời điểm này Savina chưa thấy xuất hiện trường hợp làm giả, làm nhái. Chúng tôi cũng sẽ liên kết chặt chẽ với Cục Xuất bản để có những biện pháp tuyên truyền đến khách hàng để họ không mua phải sản phẩm giả, kém chất lượng”.
Dạo qua các trung tâm bán lịch như phố Đinh Lễ, Hàng Trống, Tràng Tiền… dễ dàng nhận thấy vô vàn mẫu mã sặc sỡ với đủ chủng loại được trưng bày khá bắt mắt. Từ lịch hình lồng đèn, lịch giả ngọc, giả gỗ… cho đến các lịch bloc siêu dài, bloc từ trung đến đại, siêu cực đại cho đến siêu đại đặc biệt… Giá một bloc lịch cỡ nhỏ là 90.000 đồng, loại phổ biến cỡ 25x37 có giá là 240.000 đồng. Để sở hữu một bloc lịch siêu đại đặc biệt kích cỡ 38x54cm, giá lên đến 590.000 đồng. Nắm bắt nhu cầu khách hàng, các nhà xuất bản đã chú trọng nhiều đến nội dung trong từng tờ lịch như lịch sử văn hóa, phong thủy, tĩnh vật, kiến trúc, kiến thức dân gian, thời tiết, danh ngôn… Đặc biệt, năm nay NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật cùng Công ty TNHH An Hảo phối hợp xuất bản bloc lịch “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong đó bao gồm những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tác phẩm thơ văn cùng hình ảnh của Bác qua tranh vẽ. Ông Nguyễn Văn Long - một chủ ki ốt bán lịch trên phố Hàng Trống cho biết, cũng như mọi năm các NXB phát hành lịch sớm để nhằm đáp ứng nhu cầu của người mua ở từng thời điểm. Bắt đầu từ tháng 10, các cửa hàng đã có nhiều đầu lịch để bày bán. Hàng năm, tháng 12 bao giờ cũng là tháng cao điểm trong việc phát hành lịch. Thế nhưng, năm nay sức mua giảm đáng kể nên các chủ cửa hàng không dám nhập hàng nhiều như trước. Điều đáng nói hầu hết các đại lý bán lịch đều bán thấp hơn giá của các nhà xuất bản niêm yết. Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, các đại lý bao giờ cũng chủ động chiết khấu cho khách từ 15% đến 20% so với giá in trên bìa lịch. Ví dụ: 1 cuốn lịch Hoa và công dụng của Công ty TNHH An Hảo có giá bìa là 300.000 đồng, nhưng lại được bán với giá 240.000 đồng. Được biết, để tạo điều kiện cho các đại lý “dễ thở” hơn, hầu hết các nhà xuất bản đều chiết khấu cho họ tới 50%. Không ít đại lý khi bán hàng vẫn lập lờ về giá cả, khách hàng không biết, phải mua giá bìa và yên tâm mình đã mua đúng giá. Cho dù cả NXB và các đại lý đều có chiêu câu khách như vậy, và dù có tung ra nhiều “chiêu” nhưng thị trường lịch năm nay vẫn chưa thấy khởi sắc.Liệu có còn lịch lậu?
Ông Phạm Quốc Chính, Phó Cục trưởng Cục Xuất bản cho biết, trước tình trạng lịch lậu hoành hành nhiều năm trên thị trường, cơ quan quản lý đau đầu, các nhà xuất bản điêu đứng… Bắt đầu từ mùa lịch 2012, các đầu lịch được phép phát hành phải có tem chống giả của Cục Xuất bản. Nếu lịch nào không có tem thì coi như là lịch lậu. Điều này giúp cho các cơ quan chức năng kiểm tra xử lý lịch in lậu dễ dàng hơn”. Bên cạnh đó, biện pháp này, cũng giúp các nhà xuất bản có “đất sống” hơn khi không bị lịch lậu lấn sân. Mặt khác, Cục Xuất bản cũng hạn chế số lượng in, mỗi cơ sở chỉ được in 230.000 cuốn (năm trước là 280.000 cuốn) để tránh phát hành tràn lan, dẫn đến tình trạng cung nhiều hơn cầu, gây lãng phí nếu không tiêu thụ hết. Tuy nhiên, trên thực tế, số lượng lịch in lậu vẫn xuất hiện trên thị trường và được phát hành lén lút. Gần đây, Cục Thông tin truyền thông (Bộ Công an) đã phối hợp với các cơ quan điều tra bắt quả tang một cơ sở gia công lịch trái phép ở xã An Lục Long, huyện Châu Thành (Long An) với 3,2 tấn lịch bloc cỡ trung đã thành phẩm. Sở dĩ lịch in lậu trên thị trường phần lớn là do khách hàng chưa biết thông tin, chỉ quan tâm đến hình thức mà không để ý đến tem chống hàng giả nên mua phải lịch lậu. Trong khi đó, ông Phạm Quý Thế, Trưởng phòng văn hóa phẩm, Tổng công ty Sách Việt Nam (Savina), đơn vị phát hành lớn ở Hà Nội khẳng định: “Các đơn vị đối tác của chúng tôi cũng rất thận trọng trong việc ký kết hợp đồng sản xuất. Mẫu mã, chất lượng tốt phải đi cùng với hiệu quả kinh doanh trên thị trường, nên chúng tôi phải đảm bảo đưa đến tay người dùng những sản phẩm tốt nhất. Qua phối hợp điều tra, đến thời điểm này Savina chưa thấy xuất hiện trường hợp làm giả, làm nhái. Chúng tôi cũng sẽ liên kết chặt chẽ với Cục Xuất bản để có những biện pháp tuyên truyền đến khách hàng để họ không mua phải sản phẩm giả, kém chất lượng”.