Lật lại hồ sơ một vụ án bế tắc nổi tiếng nhất của Hàn Quốc

Đó là một trong những vụ án bế tắc nổi tiếng nhất của Hàn Quốc, một vụ án mạng đã làm dấy lên tinh thần phản đối việc đặt các căn cứ quân sự của Mỹ ở nước này trong hơn một thập kỷ qua. Ngày 3-4-1997, người ta phát hiện thấy xác chết của một sinh viên đại học Hàn Quốc có tên là Cho Chong Pil, 22 tuổi, trên sàn nhà vệ sinh của nhà hàng Burger King tại Itaewon, một thị trấn nằm ở trung tâm Seoul, có nhiều hoạt động nhộn nhịp về đêm và rất nổi tiếng đối với người nước ngoài ở đất nước này.

Lật lại hồ sơ một vụ án bế tắc nổi tiếng nhất của Hàn Quốc

Đó là một trong những vụ án bế tắc nổi tiếng nhất của Hàn Quốc, một vụ án mạng đã làm dấy lên tinh thần phản đối việc đặt các căn cứ quân sự của Mỹ ở nước này trong hơn một thập kỷ qua. Ngày 3-4-1997, người ta phát hiện thấy xác chết của một sinh viên đại học Hàn Quốc có tên là Cho Chong Pil, 22 tuổi, trên sàn nhà vệ sinh của nhà hàng Burger King tại Itaewon, một thị trấn nằm ở trung tâm Seoul, có nhiều hoạt động nhộn nhịp về đêm và rất nổi tiếng đối với người nước ngoài ở đất nước này.

Khám nghiệm tử thi, các nhân viên điều tra kết luận Cho Chong Pil bị đâm nhiều nhát vào cổ. Các công tố viên sau đó nhận định rằng đây là một vụ án mạng theo kiểu “băng đảng Mỹ”. Vài ngày sau, phía cơ quan điều tra đã xác định được hai đối tượng tình nghi đã ăn tối cùng nhau tại nhà hàng Burger King đúng ngày xảy ra án mạng. Đối tượng thứ nhất là Arthur Patterson, 17 tuổi, con trai của một nhà thầu quân đội Mỹ. Còn đối tượng kia là Edward Lee, 18 tuổi, một người Mỹ gốc Hàn Quốc. Cả hai thú nhận đã chứng kiến vụ án mạng và cáo buộc lẫn nhau ra tay thực hiện tội ác.

Đã hơn mười năm trôi qua kể từ ngày vụ án được đưa ra tòa xét xử, hai bị can đã phải nhận án tù giam và được trả tự do sau một thời gian chấp hành bản án. Nay vụ án mạng nhà hàng Burger King lại một lần nữa thu hút sự chú ý của dư luận. Tháng trước, các công tố viên đã mở lại hồ sơ vụ án sau khi vụ án này được các nhà làm phim chuyển thể loạt phim truyền hình Hàn Quốc vào mùa thu năm 2009.

Từ lâu, các nhà phê bình đã cho rằng, phiên tòa xét xử hai bị cáo nay không công bằng và cẩu thả, khẳng định rằng Hiệp ước song phương 1966 giữa hai nước đưa ra những quyền và trách nhiệm pháp lý của lính Mỹ tại Hàn Quốc đã gây trở ngại đối với những cuộc điều tra các vụ án do quân nhân Mỹ và các thành viên gia đình họ phạm phải ở Hàn Quốc. Năm 1998, tòa án đã bỏ qua những cáo buộc chống lại Patterson, chỉ tuyên phạt bị cáo này 18 tháng tù giam vì tội sở hữu vũ khí bất hợp pháp và phá hủy chứng cứ. Đến đầu năm 1999, Patterson được thả tự do trong một đợt ân xá dành cho 2.000 tù nhân. Tòa án buộc Lee tội giết người và tuyên án tù chung thân, nhưng sau đó lại giảm án xuống 20 năm tù giam. Năm 1999, Tòa tối cao tuyên bố Lee hoàn toàn trắng án do thiếu chứng cứ.

Sinh viên Hàn Quốc biểu tình

Sinh viên Hàn Quốc biểu tình

Đến nay, vụ án mạng Cho vẫn còn là một bí ẩn. Có một thực tế là vụ án đã khiến nhiều người Hàn Quốc nổi giận và lấy đó làm cái cớ phát động “cuộc chiến” chống lại sự hiện diện của quân đội Mỹ ở đất nước họ. Năm 1999, Patterson trở về California. Lee sau khi được tuyên bố trắng án cũng trở về Mỹ. Năm 2006, Tòa án Seoul tuyên bố Chính phủ bồi thường cho gia đình nạn nhân 34.000 USD. Vụ án chính thức được khép lại cho đến tháng 12 năm ngoái và vào ngày 5-1 vừa qua, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho biết đã gửi công hàm yêu cầu dẫn độ Patterson từ Sunnyvale, California sang Hàn Quốc.

Nếu Chính phủ Mỹ hợp tác, Patterson sẽ trở lại Seoul để đối mặt với một phiên tòa mới và với những cáo buộc có thể nặng hơn. Hành động này của Chính phủ xuất phát từ một bộ phim bom tấn “Vụ án mạng Itaewon”  được trình chiếu đồng loạt tại các rạp ở Hàn Quốc hồi tháng 9-2009. Cũng trong tháng này, một nhóm của Đài truyền hình Hàn Quốc phát hiện ra Patterson đang sống ở Sunnyvale khi Chính phủ Mỹ trả lời không thể xác định được vị trí của Patterson theo một yêu cầu hỗ trợ tư pháp từ phía Seoul năm 2005. “Sau khi phát hiện ra sự thật này, các công tố viên đã quyết định cho mở lại vụ án” - công tố viên thành phố Seoul và là người phát ngôn của vụ án, ông Oh Se In, cho biết. Ngay lập tức Lee và bị can khác cũng lên tiếng hoan nghênh quyết định này và cam kết, nếu quá trình điều tra được mở lại họ sẽ sẵn sàng cộng tác tích cực.

Đây được coi là một thắng lợi bước đầu đối với một loạt những vụ án được cho là do các quân nhân Mỹ và thành viên gia đình họ thực hiện trong hơn 40 năm qua ở Hàn Quốc. Đối với nhiều người, việc giải quyết dứt điểm vụ án này còn là vấn đề tự trọng dân tộc. Yoon Jong Hyun, 46 tuổi, một người lái xe tải cho biết: “Chúng tôi không còn tin họ. Họ đến đất nước chúng tôi và đối xử với người Hàn Quốc như thể thấp hơn họ.

Họ phạm quá nhiều tội ác vì họ biết rằng họ có thể che giấu bằng Hiệp ước giữa hai nước”. Năm 2002, các cuộc biểu tình đã nổ ra trên khắp đất nước sau khi hai lính Mỹ được miễn tội trong vụ lái xe đâm chết hai nữ sinh ở miền Bắc Seoul. Đến năm 2008, một loạt các cuộc biểu tình khác diễn ra ở Seoul. Những người tham gia biểu tình cho rằng chính quyền đang bảo vệ mối quan hệ đồng minh với Mỹ bằng cái giá của sức khỏe và mạng sống của công dân.

Hiếu Trung

(Theo Thời báo Mỹ)