- [ẢNH] Lính Mỹ 'cắn rứt lương tâm' vì Washington phản bội người Kurd tại Syria
- [ẢNH] Mỹ, Nhật Bản cùng tập trận đổ bộ trên đảo Philippines, Trung Quốc lo lắng?
- [ẢNH] "Sát thủ săn ngầm" hàng đầu thế giới P-3C Orion hạ cánh xuống Tân Sơn Nhất
Các tiêm kích F-15 và trực thăng AH-64D Apache được huy động hôm 15-10 sau khi các tay súng "vi phạm một thỏa thuận hiện hành" về việc không được đe dọa lực lượng Mỹ, theo một quan chức Mỹ giấu tên.
Dù quân đội Mỹ đã rút khỏi Syria trong tuần qua, một số thành viên lực lượng đặc nhiệm dường như vẫn ở lại khu vực Ain Issa, đóng trên đường cao tốc M-4 chiến lược, nằm chính giữa biên giới Syria - Thổ Nhĩ Kỳ và thành phố Raqqa, "thủ đô" của IS trước đây.
Tuần trước, Thổ Nhĩ Kỳ đã tiến hành chiến dịch "Mùa xuân Hòa bình" mà họ nói là để thiết lập một "vùng an toàn" bên trong Syria. Khu vực này nằm chủ yếu trên lãnh thổ của lực lượng chiến đấu người Kurd, đồng minh của Mỹ, nhưng bị Ankara xem là khủng bố.
Tuy nhiên, thay vì sử dụng quân chính quy, Thổ Nhĩ Kỳ đã sử dụng lực lượng có vẻ như là các tay súng thánh chiến, tương tự "Chiến dịch Tấm chắn Euphrates" nhằm vào người Kurd tại khu vực Afrin năm 2016.
Trong khi truyền thông phương Tây trước đây từng đề cập đến nhóm phiến quân này là "lực lượng nổi dậy ôn hòa", một quan chức cấp cao Mỹ hôm 15-10 nói họ là "phường du côn, trộm cướp cần được quét bay khỏi Trái đất". Trong khi đó, người Kurd đã đạt được thỏa thuận với chính phủ Syria trong việc đưa quân đến biên giới và ngăn chặn nhóm phiến quân này.
Lực lượng FSA là các tay súng nổi dậy Syria từng chống chính phủ của Tổng thống Bashar al-Assad và hiện đang sát cánh Thổ Nhĩ Kỳ trong chiến dịch "Mùa xuân Hòa bình", như từng sát cánh khi Thổ Nhĩ Kỳ mở chiến dịch "Lá chắn sông Euphrates" nhắm vào người Kurd ở thị trấn Afrin (tỉnh Aleppo) năm 2016.
Mỹ triển khai máy bay và trực thăng chiến đấu cảnh cáo các lực lượng tay súng nổi dậy Syria (FSA) ở Bắc Syria, sau khi lực lượng FSA đươc Thổ Nhĩ Kỳ bảo trợ tiến rất gần vị trí lính Mỹ ở vùng Ain Issa trong trị trấn Tell Abyad, tỉnh Raqqa (Syria), đài RT dẫn thông báo từ Bộ Quốc phòng Mỹ ngày 15-10.
|
Trực thăng tấn công Apache của Mỹ |
Trao đổi với truyền thông, một quan chức Mỹ đề nghị không nêu tên cho biết Mỹ đã triển khai một số máy bay chiến đấu F-15, trực thăng chiến đấu AH-64 Apache để “phô diễn sức mạnh”, sau khi các tay súng FSA “vi phạm một thỏa thuận hiện hành” là không đe dọa lính Mỹ. Theo quan chức này, phía Mỹ đã gửi công hàm chính thức sang quân đội Thổ Nhĩ kỳ qua kênh ngoại giao.
|
Trực thăng tấn công Apache của Mỹ |
Khả năng cơ động cao, hệ thống điện tử cực hiện đại, kho vũ khí hủy diệt lớn, kinh nghiệm thực chiến đầy mình, AH-64 vượt qua các đối thủ khác trên thế giới để trở thành trực thăng tấn công đáng sợ nhất hành tinh.
Được mệnh danh là “cơn ác mộng” trên không, AH-64 Apache chính là máy bay trực thăng tấn công tiên tiến của quân đội Mỹ. Chúng được đưa vào biên chế từ năm 1986 để thay thế những chiếc trực thăng tấn công AH-1 Corba. AH-64 Apache được đưa vào thực chiến vào năm 1989 tại cuộc chiến Panama, sau đó chúng liên tục có mặt trong các cuộc can thiệp của Mỹ khắp nơi trên thế giới.
Tại chiến trường Iraq, Ah-64 Apache được coi là sát thủ diệt tăng. Ước tính đã có trên một trăm chiếc xe tăng của quân đội Iraq bị loại trực thăng này tiêu diệt. Phiên bản đang được Mỹ sử dụng rộng rãi nhất là AH-64D Apache. So với các phiên bản trước đây, chúng được nâng cấp mạnh mẽ về hệ thống điện tử để trinh sát và điều khiển hỏa lực. Điểm nhận thấy rõ loại phiên bản này là có một radar trên nóc rotor chính. Hiện nay ngoài Mỹ còn có hàng chục quốc gia đang biên chế loại trực thăng tối tân này.
|