Tạp chí Mỹ Foreign Affairs của Mỹ vừa đăng tải bài phân tích về hậu quả từ những cuộc tấn công nhằm vào các nhà máy lọc dầu Nga bằng máy bay không người lái do Ukraine thực hiện.
Tờ báo nhấn mạnh vào cuối tháng 3 năm nay, những vụ tập kích nói trên đã làm gián đoạn hoạt động khoảng 14% tổng số nhà máy lọc dầu của Nga, tình thế trên buộc Điện Kremlin phải áp đặt lệnh cấm xuất khẩu xăng dầu trong thời hạn 6 tháng.
Khi các công ty Nga bắt đầu cung cấp ít chế phẩm xăng dầu hơn cho thị trường nội địa, họ buộc phải tăng cường khối lượng xuất khẩu, điều này dẫn đến giá dầu thế giới giảm và mang lại hiệu ứng tích cực trên thị trường.
Bộ Ngoại giao Nga cho biết sẽ mất rất nhiều thời gian và nguồn lực để sửa chữa những cơ sở bị hư hỏng, bởi vì các nhà máy lọc dầu là công trình phức tạp đòi hỏi thiết bị công nghệ cao, trong khi phần lớn hàng hóa thuộc danh mục bị cấm vận, không thể nhập khẩu.
Không chỉ có vậy, việc thiếu hụt công suất chế biến tại các nhà máy lọc dầu chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng nặng nề đến việc cung cấp nhiên liệu cho Quân đội Nga, khi số lượng phương tiện cơ giới của họ rất lớn.
Ấn phẩm Foreign Affairs nói rõ: "Những cuộc tấn công bằng máy bay không người lái do Ukraine thực hiện nhằm vào các nhà máy lọc dầu của Nga hiện làm được điều mà các lệnh trừng phạt tỏ ra bất lực".
"Không đe dọa tới nguồn cung năng lượng toàn cầu hay gây tăng giá, những cuộc tấn công nói trên lại làm giảm doanh thu của Nga, đồng thời hạn chế khả năng biến dầu thô thành nhiên liệu cần thiết để vận hành xe tăng hay máy bay".
Nga buộc phải thích ứng với điều này này trong tư thế bên phòng ngự, bất chấp nhiều chuyên gia khẳng định họ có hệ thống phòng không mạnh mẽ và việc các nhà máy lọc dầu được bảo vệ chỉ là vấn đề thời gian.
Yếu tố nữa cần nhắc đến đó là Kyiv đang tìm cách làm suy yếu Nga bằng cách tiến hành nhiều cuộc tấn công vào các khu vực khác nhau trên khắp đất nước, khiến Moskva không thể đoán trước hành động của họ.
Chiến lược này nhằm mục đích tạo ra sự hỗn loạn và mất kiểm soát trong chính quyền Nga, bằng cách sử dụng cách tiếp cận phi tập trung, điều này tỏ ra rất hiệu quả với một quốc gia có lãnh thổ rộng lớn.
Ukraine áp dụng chiến thuật phân quyền tối đa, khi vô số công xưởng, nhà máy trên khắp đất nước tạo ra vũ khí để thực hiện nhiều cuộc tấn công nhỏ, được thực hiện nhiều khi chỉ bởi một nhóm riêng lẻ.
Lực lượng quân sự Ukraine phân bố rải rác ở nhiều địa điểm huấn luyện, đạn dược và vũ khí cũng phân tán khắp hàng nghìn kho và các loại vũ khí có thể xuất phát từ nhiều vị trí.
Giới chức quân sự và chính trị Nga đã phải thừa nhận rằng việc chống lại một chiến lược như vậy, theo thực tế những gì diễn ra hiện nay là vô cùng khó khăn.
Để đối phó, có lẽ Nga phải thay đổi cách quản lý và tiếp cận vấn đề khi chấp nhận tạo ra các nhóm tác chiến phòng không linh hoạt hơn, thay vì gom lại vào một sở chỉ huy thống nhất.