Hàng tỷ USD viện trợ quân sự cho Ukraine không bao giờ rời khỏi Mỹ

ANTD.VN - Viện trợ quân sự được Mỹ dành cho Ukraine không phải lúc nào cũng tới tay chính quyền Kyiv, nguyên nhân do đâu?

Trong khoảng thời gian gần đây, ngày càng xuất hiện nhiều bình luận, đồn đoán từ giới truyền thông liên quan tới nguồn tài chính mà Nhà Trắng cũng như Washington phân bổ để viện trợ quân sự cho Ukraine.

Theo thống kê, tính đến thời điểm hiện tại, Washington đã cung cấp cho các đối tác khoảng 66,1 tỷ USD, nhưng số tiền này không chỉ dành cho Ukraine và nó không chỉ là viện trợ quân sự đơn thuần.

Kể từ khi bắt đầu xung đột, Tổng thống Mỹ Joe Biden cùng với chính quyền của mình, và sau khi được Quốc hội cho phép, thường xuyên thông báo viện trợ quân sự cho Ukraine với giá trị cụ thể, có khi lên đến hàng trăm triệu hoặc vài tỷ USD.

Đáng chú ý là số tiền dùng để viện trợ quân sự không được trao cho Ukraine. Tức là tiền không được chuyển qua tài khoản ngân hàng, hoặc bất kỳ cách nào khác đến thẳng Kyiv, điều này sẽ quyết định cách chi tiêu.

Tổng thống Biden đề cao giá trị của cách sử dụng nguồn viện trợ quân sự vì mỗi viên đạn, quả tên lửa hoặc hệ thống vũ khí đều có giá trị lớn và cần được chi tiêu một cách thận trọng nhằm mang lại hiệu quả cao nhất.

Viện trợ quân sự cho Ukraine là một khoản chi từ ngân sách của Mỹ. Mọi hành động liên quan đến cuộc chiến ở Ukraine, việc gửi vũ khí đến đất nước Đông Âu này, việc triển khai, di dời và lấy từ kho dự trữ của một quốc gia hay bản thân đều được coi trọng.

Tức là khi Quốc hội ủy quyền cho Tổng thống Biden "chi hàng tỷ USD viện trợ quân sự cho Ukraine", có nghĩa ông chủ Nhà Trắng khi đó mới được quyền rút thiết bị quân sự để gửi cho Kyiv.

Ngoài ra “cuộc xung đột Ukraine” không chỉ giới hạn trong nội bộ quốc gia này mà còn ảnh hưởng tới cả châu Âu. Tức là tăng cường quan hệ với các đối tác của Mỹ tại EU, cũng như mở rộng khả năng của NATO có liên quan đến việc di chuyển vũ khí, hoặc gửi thêm quân đến một khu vực nhất định.

Số tiền này rõ ràng cũng không rời khỏi Mỹ mà là một khoản chi phí do chính phủ Mỹ phải trả, do Tổng tư lệnh - Tổng thống Biden chịu trách nhiệm về các hành động tiếp theo.

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, “hàng tỷ USD Mỹ viện trợ quân sự cho Ukraine” cũng đang được sử dụng để bổ sung cho số vũ khí mà nước này đã lấy ra từ kho dự trữ để gửi đến quốc gia Đông Âu.

Người nhận số tiền nói trên là các công ty Mỹ, những nhà sản xuất vũ khí, khí tài, trang thiết bị quân sự. Nói theo một cách nào đó, cuộc xung đột Ukraine có thể xem như hình thức "kích cầu tiêu dùng" đối với những tập đoàn công nghiệp quốc phòng.

Rõ ràng cụm từ “Hàng tỷ USD được Mỹ viện trợ quân sự cho Ukraine” là sự đánh giá các ý định sẽ biến thành hành động, chứ không phải là Kyiv sẽ nhận số tiền này trong tài khoản ngân hàng của chính phủ.

Số tiền thực tế mà Kyiv nhận được có lẽ chỉ là khoản ngân sách hỗ trợ của Mỹ giúp Ukraine duy trì hoạt động của các cơ quan chính phủ hay trả lương cho đội ngũ công chức, viên chức.

Về khả năng Ukraine thanh toán số tiền viện trợ quân sự nói trên, hầu hết các nguồn đều nhận định sẽ được lấy từ dự trữ của Nga đang bị phong tỏa tại các ngân hàng hay định chế tài chính của phương Tây.