Hà Nội: Toàn cảnh 4 khu chung cư nguy hiểm cấp D cần di dời dân để xây dựng lại

ANTD.VN - Sau nhiều năm chờ đợi, trong quý I-2022, người dân ở 4 khu tập thể cấp D: Giảng Võ, Thành Công, Ngọc Khánh, Bộ Tư pháp... sẽ được di dời để phục vụ việc phá dỡ và xây dựng lại.

Toàn cảnh những chung cữ cũ ở Hà Nội

Theo thống kê tại thời điểm năm 2020, trên địa bàn Hà Nội có khoảng 1.579 chung cư cũ, bao gồm khoảng 1.273 nhà thuộc 76 khu chung cư; và khoảng 306 chung cư cũ độc lập, đơn lẻ...

Các nhà chung cư cũ này chủ yếu tập trung ở các quận nội thành, quy mô thường từ 2 đến 6 tầng,
Hầu hết nhà chung cũ này đã hết niên hạn sử dụng, xuống cấp, hư hỏng, có nguy cơ sụp đổ, nguy hiểm đến tính mạng và tài sản nhân dân.
Mới đây, Hà Nội cải tạo khu tập thể, nhà chung cư cũ , đợt 1, Hà Nội sẽ di dân, xây dựng mới tại khu tập thể Giảng Võ, Thành Công, Ngọc Khánh, Bộ Tư pháp.
Một chung cư nguy hiểm ở Ngọc Khánh sẽ được cải tạo trong thời gian tới.
Khu tập thể Bộ Tư pháp có 2 đơn nguyên đầu hồi cấp 4 cũng sẽ bị phá dỡ để xây dựng lại.
Khu tập thể phải phá dỡ để xây dựng lại là khu tập thể Giảng Võ có 1 nhà cấp D là C8
Khu tập thể Thành Công có nhà G6A sẽ bị phá dỡ xây dựng lại

Giai đoạn 2021-2025, Hà Nội sẽ lựa chọn triển khai ban đầu 10 khu chung cư cũ. Trong đó chọn 6 khu có tính khả thi cao để cải tạo, xây dựng lại

Hà Nội giao UBND quận Ba Đình hoàn thành di dời các hộ dân trong quý 1/2022; đề xuất phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư và bố trí nhà ở tạm thời trong quý 3/2022
Quận Ba Đình cũng phải lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/600 cải tạo, xây dựng lại trình thành phố trong quý 4/2022; tổ chức lựa chọn chủ đầu tư trong quý 1/2023.
Đến nay mới có 19 dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn thành phố đã hoàn thành, đưa vào sử dụng (chiếm khoảng 1,2% tổng số nhà ở chung cư cũ) và 14 dự án đang triển khai.
Các chung cư cũ ở Hà Nội đều xuống cấp, chật hẹp...
Một số chung cư cũ đã phải gia cố để đảm bảo an toàn cho người dân
Việc đầu tư cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ ở Hà Nội nhiều năm không có tiến triển theo kỳ vọng vì nhiều vướng mắc...
Nhiều người vẫn quen gọi khu chung cư vài chục năm tuổi ở Hà Nội bằng cụm từ nhà tập thể. Với những người còn đang phải đi thuê nhà, có lẽ mua được những căn hộ cũ vẫn là giấc mơ an cư - lạc nghiệp.
Nguyện vọng của người dân là được tái định cư tại chỗ, được sống ở không gian tiện nghi hơn nhưng bài toán cải tạo nhiều khu tập thể cũ xuống cấp nghiêm trọng hơn chục năm qua vẫn chưa có lời giải.
Nguyên nhân chính là do bất đồng trong hệ số đền bù giữa người dân và chủ đầu tư.
Năm 2019, Hà Nội kêu gọi được 19 chủ đầu tư lập quy hoạch, nhưng đến nay chưa có quy hoạch nào được phê duyệt vì không đảm bảo được quy hoạch tổng thể của phân khu.

Nghị định 69 có hiệu lực từ tháng 9 này được đánh giá có nhiều đột phá trong quá trình cải tạo chung cư cũ khi đã phân định rõ trách nhiệm, quyền lợi của các bên tham gia.

Điểm nghẽn lớn nhất là lập quy hoạch, đảm bảo hài hòa lợi ích của người dân, Nhà nước và chủ đầu tư
Trước nay, quy định không được tăng dân số gây khó cho chính các doanh nghiệp. Nghị định 69 quy định, cơ quan có thẩm quyền phải xác định chỉ tiêu "quy mô dân số", phù hợp với quy hoạch chung...
Mới đây HĐND TP Hà Nội cũng đã thông qua "Đề án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn thành phố Hà Nội".
Để tháo gỡ các khó khăn, từ tháng 12/2019, UBND TP đã thành lập Tổ chuyên gia nghiên cứu, giao Sở Xây dựng chủ trì nghiên cứu đề xuất cơ chế chính sách và xây dựng Đề án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ.
Cuối tháng 4/2021, Thành ủy Hà Nội cũng đã có Quyết định số 947-QĐ/TU về việc thành lập Ban Chỉ đạo cải tạo chung cư cũ trên địa bàn thành phố.
Hà Nội sẽ chia làm 4 đợt lập quy hoạch chi tiết chung cư cũ
Trong đó, đợt 1: Lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch tủ lệ 1/500 đối với 10 khu chung cư cũ; Xem xét Đề án thu gom, tái định cư các chung cư cũ, đơn lẻ trên địa bàn quận Hoàn Kiếm.
Đợt 2: Lập, thẩm định, phê duyệt Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 đối với 15 khu chung cư cũ và tối thiểu 30% các nhà chung cư độc lập trên địa bàn quận, huyện, thị xã.
Đợt 3: Lập, thẩm định, phê duyệt Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 đối với 22 khu chung cư cũ và tối thiểu 30% các nhà chung cư độc lập trên địa bàn quận, huyện, thị xã.
Đợt 4: Lập, thẩm định, phê duyệt Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 đối với 29 khu chung cư còn lại và các khu chung cư được bổ sung trong quá trình tổng kiểm tra, rà soát...
Giai đoạn 2021-2025, Hà Nội dự kiến lựa chọn triển khai ban đầu 10 khu chung cư cũ.
Trong đó lựa chọn 6 khu có tính khả thi cao như: Kim Liên, Trung Tự, Khương Thượng, Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân Nam, Nghĩa Tân
Hà Nội cũng ưu tiên cải tạo xây dựng lại 4 khu có nhà nguy hiểm cấp D: Giảng Võ, Thành Công, Ngọc Khánh, Bộ Tư pháp.
UBND TP Hà Nội cũng đã xây dựng các nhóm giải pháp về tổ chức lựa chọn nhà đầu tư; công tác GPMB và bồi thường hỗ trợ tái định cư, tạm cư; tạo lập quỹ nhà ở tạm thời và thực hiện các chính sách ưu đãi khác...