- Giá vàng tăng khi lạm phát Mỹ đạt kỷ lục gần 12 năm
- Lạm phát có thể đẩy giá vàng tăng cao trong những tháng tới
- Giá vàng giảm phiên đầu tuần
Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Tư trên thị trường
Trong nước, giá vàng cũng giảm theo. Vàng miếng SJC tại Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) giảm 50 nghìn đồng mỗi lượng ở cả hai chiều mua vào – bán ra so với chốt phiên hôm qua, về mức 54,85 – 55,25 triệu đồng/lượng (TP.HCM), 54,85 – 55,27 triệu đồng/lượng (Hà Nội).
Đây cũng là mức giá phổ biến đang được các doanh nghiệp kim hoàn lớn niêm yết đối với thương hiệu vàng quốc giá SJC.
Giá vàng lình xình suốt một thời gian dài |
Việc giá vàng giảm trong ngày 14/4 chủ yếu do áp lực từ việc đồng Bitcoin tăng và được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng giá mạnh. Cùng với đó, thị trường chứng khoán cũng đang phản ánh tâm lý lạc quan của giới đầu tư vào triển vọng phục hồi kinh tế toàn cầu.
Trong cuộc thảo luận online do Câu lạc bộ Kinh tế Thủ đô Washington (Mỹ) tổ chức, một số nhà kinh tế cảnh báo quy mô nợ của chính phủ đang tăng vọt. Tuy nhiên, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) – ông Jerome Powell cho biết đây không phải là vấn đề đáng lo ngại và sẽ giải quyết các khoản nợ trong tương lai gần.
Thông tin này có thể làm cho giới đầu tư tài chính lạc quan về khả năng phục hồi kinh tế Mỹ trong thời gian tới, làm tăng sức hấp dẫn của những tài sản rủi ro như chứng khoán.
Vàng cũng trở nên kém hấp dẫn hơn khi lình xình dưới mốc 1.750 suốt một thời gian dài khiến những người nắm giữ nó đang trở nên mệt mỏi. Trước đây, một số nhà phân tích chỉ ra rằng chừng nào đồng đô la di chuyển ở dưới mức 92 điểm và lợi suất trái phiếu không vượt quá 1,7% thì vàng sẽ giữ được mức giá cao. Tuy nhiên, khi hai điều kiện này đang xuất hiện thì kim loại quý này lại phản ứng khá mờ nhạt.