Giá thịt lợn chưa hạ nhiệt

(ANTĐ) - Dù Bộ NN&PTNT cùng Bộ Công Thương khẳng định, nguồn cung thịt lợn cho thị trường trong nước không thiếu, giá sẽ bắt đầu hạ dần từ đầu tháng 6. Tuy nhiên, thị trường hiện lại đi ngược với khẳng định trên.

Giá thịt lợn chưa hạ nhiệt

(ANTĐ) - Dù Bộ NN&PTNT cùng Bộ Công Thương khẳng định, nguồn cung thịt lợn cho thị trường trong nước không thiếu, giá sẽ bắt đầu hạ dần từ đầu tháng 6. Tuy nhiên, thị trường hiện lại đi ngược với khẳng định trên.

Giá thịt lợn chưa có dấu hiệu chững lại

 Giá thịt lợn chưa có dấu hiệu chững lại

Khó giảm nếu không kiểm soát giá đầu vào

Giá thịt lợn khảo sát tại một số chợ bán lẻ Hà Nội sáng 4-6 đã tăng thêm một giá so với tuần trước. Theo đó, tại chợ Ngọc Hà (Ba Đình), thịt nạc vai tăng từ 120.000đ/kg lên đến 130.000đ/kg, thịt ba chỉ ở mức 100.000đ/kg, chân giò, sườn 120.000đ/kg…

Tại các chợ tạm khu vực quận Hai Bà Trưng, giá thịt cũng tăng trung bình từ 10.000-20.000đ/kg tùy loại. Chủ sạp thịt lợn tại chợ Nguyễn Công Trứ cho biết: “Giá lợn móc hàm tăng từ 80.000 - 85.000đ/kg rồi, tăng thêm 10.000đ/kg so với đầu tháng 5, nhập mười mấy triệu tiền hàng mà tôi cứ lo ngay ngáy vì bán không khéo sẽ lỗ”. Giá thịt nhập vào tăng khiến các tiểu thương buộc phải tăng giá bán.

Giá thịt lợn tăng cao song không đồng nghĩa người chăn nuôi có lãi. Dù tại báo cáo hàng tháng của Cục Chăn nuôi nhận định, người nuôi lợn hiện khá lời vì giá thực phẩm cao, song, phần lớn người chăn nuôi đều bác bỏ nhận định này. Tại HTX Cổ Đông (Sơn Tây), lợn hơi đang được các chủ trang trại xuất với giá 57.000đ/kg. So với tháng 4, mức giá này đã tăng khoảng 4.000 - 5.000đ/kg.

Tuy nhiên, sự tăng giá này chỉ giải quyết được một phần nhỏ gánh nặng chi phí đầu vào của nông dân. Chủ nhiệm HTX Trần Văn Chiến cho biết: “Tổng đàn lợn của HTX khoảng 10.000 con mỗi năm, song hiện tại đã giảm xuống còn 7.000 con. Với hơn 200 xã viên thì đã có hàng chục hộ quy mô nhỏ “treo chuồng” vì không trụ nổi chi phí sản xuất”.

Theo ông Chiến, giá thức ăn chăn nuôi, giá điện, xăng dầu, thuốc thú y và nhân công… đều tăng tính theo tuần. Riêng thức ăn chăn nuôi mỗi tháng tăng 3 - 4 lần, lãi suất cũng tăng vùn vụt, chưa kể rủi ro dịch bệnh. “Thực ra nguồn thịt là không hề thiếu nhưng bà con buộc phải tăng giá bán để bù chi phí sản xuất. Tôi khẳng định với mức giá hiện tại, bà con vẫn phải bù lỗ chứ không hề có một đồng lãi nào” - ông Chiến quả quyết.

Bình ổn nhưng chưa hiệu quả

So với giá bán tại các chợ bán lẻ, hiện không ít siêu thị tại Hà Nội đang nỗ lực bình ổn giá để làm yên lòng người tiêu dùng. Tuy nhiên theo khảo sát, sự bình ổn giá này xem ra hiệu quả không cao, bởi giá thực phẩm trong siêu thị hoặc rẻ hơn không đáng kể, hoặc ngang bằng và thậm chí đắt hơn so với các chợ. Tại hệ thống siêu thị Fivimart, thịt nạc vai mức giá 13.000đ/lạng, một túi sườn lợn 540g được bán giá 74.5000đ, 380g thịt mông sấn được bán với giá 45.400đ...

Theo bà Trần Thị Thu Hằng - Giám đốc Công ty cổ phần Nông sản thực phẩm Việt Nam, giá thịt lợn hiện nay tăng cao do biến động của thị trường thức ăn chăn nuôi, dịch tai xanh, thịt lợn đông lạnh nhập về ít và một lượng không nhỏ thịt lợn được bán sang Trung Quốc theo đường tiểu ngạch. Hiện các nhà sản xuất đang hướng người tiêu dùng sử dụng hàng đông lạnh nhập khẩu  hoặc các thực phẩm khác như thịt bò, thịt gia cầm hoặc cá.

Trước đó, Bộ NN&PTNT dự báo từ giữa tháng 6, giá thịt sẽ sớm hạ nhiệt. Song đến nay, diễn biến thị trường lại đang đi ngược với dự đoán. Phải chăng cơ quan chức năng đã không lường hết được mức độ dịch bệnh cũng như sự tăng vọt của vật tư đầu vào gây ảnh hưởng đến chăn nuôi. Thêm vào đó, dù cơ quan chức năng dự đoán lượng lợn xuất tiểu ngạch đi Trung Quốc là không đáng kể. Nhưng, tại một số vùng nuôi lợn trọng điểm của miền Bắc như Thái Bình, Hải Dương, Hưng Yên… lợn lại ùn ùn xuất ngoại, ngoài tầm kiểm soát.

Hải Dương