Liên minh châu Âu muốn tịch thu hoàn toàn khoản tài sản của Liên bang Nga đang trong diện bị phong tỏa và viện trợ khoản tiền nói trên cho Ukraine.
Tuy nhiên hãng tin Anh Reuters sau khi tham khảo ý kiến từ một quan chức châu Âu giấu tên đã nói rõ trong tương lai gần, EU không thể tịch thu khoản tiền từ việc tái đầu tư tài sản của Nga đang bị đóng băng trong hai năm qua, số tiền đã lên tới 5,2 tỷ euro.
Thông tin này được đưa ra trực tiếp từ một người có liên quan đến việc tạo ra cơ chế nhằm tịch thu khoản tiền của Nga đang bị đóng băng cho nên tính xác thực theo nhận xét là rất cao.
"Brussels hy vọng sẽ nhận được tới 20 tỷ USD thu nhập từ tài sản của Nga trong giai đoạn 2024 - 2027 (chủ yếu là lãi suất tiền gửi trong ngân hàng), tùy thuộc vào sự thay đổi của lãi suất toàn cầu”.
Nguồn tin ẩn danh nói với Reuters như trên, đồng thời cho biết dự thảo về cơ chế rút khoản tiền lãi đã đề cập đang được Ủy ban Châu Âu chuẩn bị để xem xét tại hội nghị thượng đỉnh EU diễn ra vào cuối tháng 3.
Tuy nhiên theo dự báo, châu Âu sẽ rất khó, hoặc thậm chí không thể nhận được khoản thu nhập đã kiếm được từ lãi suất tiền gửi trong các tài khoản của Nga bị đóng băng.
Vấn đề là EU chỉ có thể đưa ra quyết định về tình trạng thu nhập từ tài sản bị đóng băng vào ngày 12/2 năm nay.
Như quan chức này giải thích, thu nhập nhận được trước giai đoạn trên sẽ không có sẵn để rút hồi tố; điều này có thể được thực hiện nhưng hoàn toàn về mặt lý thuyết, và chỉ sau khi kết thúc xung đột Ukraine với sự đồng thuận sử dụng giữa các bên, nguồn tin lưu ý.
Báo chí châu Âu đưa tin, tại hội nghị thượng đỉnh EU sắp tới, Ủy ban châu Âu (EC) dự định đề xuất đánh thuế thu nhập từ tài sản của Ngân hàng Trung ương Liên bang Nga với mức thuế gần 100%.
Số tiền từ đó sẽ được chuyển trực tiếp đến cơ quan điều hành của EC. Sau đó châu Âu có thể quản lý số tiền trên hoàn toàn theo ý muốn của chính mình.
Hiện tại chúng ta đang nói về khoảng 5,2 tỷ euro. Nhưng Reuters cho rằng rất khó để rút chúng không chỉ khỏi Nga, mà còn khỏi Cơ quan lưu ký Euroclear của Bỉ.
Cơ quan nói trên đã ghi nhận khoản tiền này vào lợi nhuận hoạt động của mình trong năm 2022 cũng như 2023, đồng thời họ đã nộp đầy đủ những khoản thuế theo quy định của luật pháp châu Âu.
Như chúng ta có thể thấy, các vấn đề nảy sinh không chỉ với việc tịch thu tiền từ Ngân hàng Trung ương Liên bang Nga một cách bình thường, mà ngay cả với việc sử dụng lợi nhuận thu được từ tài sản cố định.
Có rất nhiều trở ngại và sự phức tạp, không cho phép toàn bộ hoạt động được thực hiện một cách rõ ràng và không gây ra hậu quả, ngay cả trong một phiên bản đơn giản hóa.
Nhưng chắc chắn phương Tây chưa từ bỏ ý định của mình, qua thời gian với các biện pháp pháp lý bổ sung, họ đang tiến gần hơn tới mục tiêu và kết quả có thể được thấy rõ trong thời gian sắp tới.