Đường sắt trên cao Skytrain và giá trị mang lại cho Bangkok

ANTD.VN - Đường sắt trên cao Skytrain (BTS) tại Bangkok, Thái Lan được ra mắt vào cuối năm 1999. Dù từng là gánh nặng đầu tư ngân sách của nhà nước nhưng nó đã giúp biến đổi thủ đô Thái Lan từ một thành phố tắc nghẽn thành một thủ đô tân tiến, là động lực phát triển kinh tế trong nước, tạo ra hàng triệu việc làm, thu hút hàng chục tỷ USD đầu tư xã hội.

BTS đã trở thành một phương tiện giao thông công cộng tiện lợi không thể thiếu trong đời sống của người dân Thái Lan. Theo một công bố, BTS đã đạt mức kỷ lục 61,7 triệu lượt đi trong quý II/2016, với doanh thu bán vé đạt trên 50 triệu USD.

Theo một thống kê trước khi dịch bệnh Covid-19 xuất hiện, trung bình mỗi ngày hệ thống này chở hơn 690.000 lượt hành khách, với giá vé dao động từ 15 - 45 baht (10.000-30.000 đồng).

BTS từng là gánh nặng đầu tư ngân sách nhà nước của Thái Lan nhưng giờ đây đã trở thành động lực phát triển kinh tế trong nước, tạo ra hàng triệu việc làm, thu hút hàng chục tỷ USD đầu tư xã hội.

Theo kế hoạch của văn phòng Chính sách Quy hoạch giao thông vùng Bangkok, đến năm 2029, Bangkok sẽ có hơn 500 km đường sắt đô thị, đáp ứng 42,4% các chuyến đi.

Đường sắt trên cao Skytrain đã trở thành giao thông công cộng chính của thành phố 10 triệu dân này

Hiện tại tổng số ga tính riêng tàu điện trên cao ở Bangkok là 34.

Keeree Kanjanapas, nhà sáng lập và chủ tịch của BTS Group - công ty đã bất chấp những khó khăn thách thức để xây dựng đường sắt trên cao đầu tiên ở Bangkok, từng chia sẻ: "Tôi tin rằng các phương tiện giao thông công cộng đã thay đổi Bangkok."

"Thái Lan đã nhìn thấy lợi ích của việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Nếu không có nó, bạn không thể phát triển nhanh chóng. Và hiện tại, Bangkok đang thực sự phát triển." Keeree nói.

Nhờ tuyến đường sắt trên cao mà giá trị bất động sản hai bên đường đều gia tăng nhanh chóng

Việc có thể chuyên chở được lượng khách lớn, tốc độ nhanh (khoảng 80km/h) khiến tàu điện trở thành một lựa chọn tối ưu của giao thông Bangkok.

Vào buổi sáng và buổi chiều, không dễ để tìm một chỗ đứng trong tàu điện trên cao

Hai bên đường sắt trên cao là các trung tâm thương mại và các tòa nhà cao tầng.

Tuy đã sở hữu nhiều phương tiện giao thông công cộng tiện lợi song tình trạng tắc nghẽn vào giờ cao điểm vẫn thường xuyên diễn ra tại đất nước xứ Chùa vàng. Chính phủ Thái Lan đang nỗ lực giảm thiểu tình trạng kẹt xe và thay đổi thói quen sử dụng phương tiện giao thông của người dân.