Đức chuyển khí tài quân sự tới Litva nhằm tăng cường sự hiện diện của NATO

ANTD.VN -Ngày 25/1, các lực lượng vũ trang Đức đã bắt đầu gửi thêm các khí tài quân sự tới Litva như một phần của một sáng kiến lớn hơn nhằm tăng cường sự hiện diện của các lực lượng Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tại Baltic.
Đức chuyển khí tài quân sự tới Litva nhằm tăng cường sự hiện diện của NATO
Lực lượng này cho biết, 13 xe tăng hạng nhẹ "Boxer" và 1 xe bọc thép chống mìn "Buffalo" từ đơn vị đồn trú quân sự Immedingen tại Baden-Wuerttemberg sẽ được chuyển bằng tàu hỏa tới căn cứ quân sự Rukla Litva trong một hành trình dài 4 ngày
Đức chuyển khí tài quân sự tới Litva nhằm tăng cường sự hiện diện của NATO
Tư lệnh quân đội Đức Ruediger Otto nêu rõ, việc chuyển giao khí tài quân sự này không phải là một động thái tấn công và chỉ đơn thuần được coi như là "sự tái bảo hiểm cho các quốc gia Baltic"
Đức chuyển khí tài quân sự tới Litva nhằm tăng cường sự hiện diện của NATO
Tiểu đoàn bộ binh cơ khí hóa cùng 14 xe tăng sẽ tới một tiểu đoàn bộ binh nhẹ khác của Đức hiện đang đồn trú tại Rukla. Như vậy, tổng cộng 150 xe và 60 công-ten-nơ sẽ được chuyển tới Litva theo kế hoạch triển khai mới của Berlin
Đức chuyển khí tài quân sự tới Litva nhằm tăng cường sự hiện diện của NATO
Ngày 24/1/2017, nhóm binh sĩ đầu tiên của quân đội Đức và Bỉ tới Litva, động thái này của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương nhằm củng cố sườn đông trong nỗ lực ngăn chặn một nước Nga trỗi dậy về quân sự
Đức chuyển khí tài quân sự tới Litva nhằm tăng cường sự hiện diện của NATO
Các hoạt động của NATO tại Litva khiến Nga giận dữ, trong đó Điện Kremlin nhấn mạnh rằng liên minh do Mỹ dẫn đầu này đang cố gắng “bao vây” Nga
Đức chuyển khí tài quân sự tới Litva nhằm tăng cường sự hiện diện của NATO
Đức chuyển khí tài quân sự tới Litva nhằm tăng cường sự hiện diện của NATO
Đức chuyển khí tài quân sự tới Litva nhằm tăng cường sự hiện diện của NATO
Đức chuyển khí tài quân sự tới Litva nhằm tăng cường sự hiện diện của NATO
Đức chuyển khí tài quân sự tới Litva nhằm tăng cường sự hiện diện của NATO