Đẹp như chim công nhưng là loài gà rất quý hiếm ở Việt Nam

ANTD.VN - Gà tiền mặt vàng có tên khoa học Polyplectron bicalcarratum, thuộc họ Trĩ. Ở Việt Nam có 2 phân loài phân bố ở Tây Bắc và đặc hữu ở Đông Bắc kéo dài đến Quảng Nam, Đà Nẵng.

Gà tiền mặt vàng trưởng thành dài đến 76 cm, có màu nâu xám, điểm các đốm xanh lá cây, mồng dày và dài, mặt có da đỏ hay hồng, cổ họng có màu trắng, chân màu xám

Con trống và con mái khá giống nhau nhưng con mái nhỏ hơn, màu tối hơn và ít sặc sỡ hơn con trống. Con non có bề ngoài giống con mái

Giống như chim công, đuôi của gà tiền mặt vàng cũng xòe ra như một chiếc quạt lộng lẫy

Loài này chỉ xuất hiện ở nơi xa khu dân cư với số lượng từ 2-3 cá thể/đàn

Gà tiền mặt vàng có tập tính ban ngày kiếm ăn ở mặt đất ban đêm bay lên cành cây ngủ

Theo nghiên cứu, mùa sinh sản của gà tiền mặt vàng kéo dài từ tháng 2 - 7. Mỗi lứa đẻ 2 - 3 trứng, vỏ trứng màu trắng ngà. Thời gian ấp 20 - 21 ngày

Thức ăn của gà tiền mặt vàng là các loại quả, hạt cây trong rừng, ngoài ra chúng ăn thêm côn trùng, giun đất, ốc sên nhỏ ở núi đá vôi

Gà tiền mặt vàng phân loài 1 - Polyplectron bicalcarratum bicalcaratum (Linnaeus, 1758), phân bố ở Tây Bắc Việt Nam

Gà tiền mặt vàng phân loài 2 - Polyplectron bicalcarratum ghigii Delacour và Jabouille, 1924, phân bố ở vùng Đông Bắc kéo dài đến Quảng Nam, Đà Nẵng (Khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà, Núi Chúa) là phân loài đặc hữu của Việt Nam

Trên thế giới, gà tiền mặt vàng phân loài 1 phân bố ở Đông Bắc Thái Lan, Thượng Lào, Trung Quốc (Vân Nam)

Gà tiền mặt vàng là loài chim quý, được xếp vào nhóm IB loài nguy cấp, quý, hiếm, ưu tiên bảo vệ