- Kê khai số định danh, căn cước công dân khi tham gia bảo hiểm xã hội
- Loạt vấn đề "nóng" về đời sống hậu Covid-19 được công nhân Thủ đô phản ánh đến Chủ tịch Hà Nội
|
Đề xuất giám định tư pháp về thu, chi bảo hiểm xã hội |
Theo Bộ LĐ-TB&XH, Thông tư này sẽ được áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động giám định tư pháp trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
Nội dung giám định theo đề xuất là: Giám định tư pháp về thu, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; giải quyết hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; cấp sổ bảo hiểm xã hội, ghi xác nhận, điều chỉnh thông tin tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp của người lao động.
Ngoài ra, các hoạt động khác thuộc phạm vi quản lý về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật cũng được quy định rõ tại dự thảo.
Việc giám định tư pháp nhằm tăng tính hiệu lực, hiệu quả, công khai, minh bạch trong quá trình thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo đảm các quyền, lợi ích của người lao động; đồng thời góp phần tăng tính hấp dẫn của các chính sách.