- 'Phải làm sao khi Luật Nhà giáo ra đời, các thầy cô thực sự phấn khởi'
- Nhà giáo sẽ được hưởng lương, phụ cấp cao hơn trong hàng loạt trường hợp?
Đóng góp ý kiến vào dự án Luật Nhà giáo, đại biểu Đỗ Huy Khánh (đoàn Đồng Nai) đồng thuận với những nội dung đưa ra trong dự án Luật nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
Đề cập về việc học thêm, dạy thêm, theo đại biểu, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần phối hợp với các cơ quan để đưa ra quy định cụ thể cũng như cơ chế quản lý đối với về vấn đề này...
Đại biểu Đỗ Huy Khánh nhận định, thực chất việc học thêm là một nhu cầu cần thiết của xã hội. Tuy nhiên, dư luận xã hội hiện nay đang có hai luồng dư luận, một là cấm, hai là quản lý.
“Nhiều công nhân tăng ca buổi chiều không đón con được nên rất muốn gửi con cho thầy cô giáo mang về nhà để quản lý và đến tối mới đón con về. Do đó, trong dự án Luật cần có cơ chế quản lý về việc dạy thêm-học thêm” - đại biểu đề xuất.
Ngoài ra, tại điểm b, khoản 1, Điều 16, việc tuyển dụng nhà giáo thì phương thức tuyển dụng là thông qua xét tuyển và thi tuyển. Trong đó, cũng có một số ý kiến cho rằng, không cần thiết phải thực hành sư phạm.
Tuy nhiên, theo đại biểu Đỗ Huy Khánh, đây là một ngành đặc thù riêng. Nếu như trong trường Đại học Sư phạm cần có bộ môn phương pháp, kiến tập và thực tập thì khi thực hành sư phạm cần đầy đủ kỹ năng của một giáo viên đứng lên bục giảng để có thể giảng dạy được.
|
Đại biểu Đỗ Huy Khánh (đoàn Đồng Nai) thảo luận |
Nhất trí với sự cần thiết xây dựng Luật Nhà giáo, đại biểu Chamaléa Thị Thủy (đoàn Ninh Thuận) cho rằng, điều này nhằm thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng về nhà giáo, kịp thời bổ sung các chính sách mới, đặc thù để xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo.
Góp ý về hoạt động nghề nghiệp của nhà giáo tại khoản 1 Điều 7, đại biểu cho rằng, quy định như dự thảo Luật chưa bao hàm hết các hoạt động của nhà giáo. Hoạt động nghề nghiệp của nhà giáo cần xem xét trên tổng thể quá trình hoạt động của một nhà giáo bao gồm quá trình giảng dạy, hướng dẫn, truyền đạt kiến thức, kỹ năng và giá trị đạo đức cho người học. Ngoài ra còn bao hàm cả quá trình công tác với đồng nghiệp, tham gia các hoạt động quản lý của một nhà giáo…Vì vậy, đại biểu đề nghị Ban soạn thảo đề nghị xem xét, điều chỉnh lại nội dung tại khoản 1 Điều 7.
Về những việc mà nhà giáo không được làm, tại điểm c khoản 2 Điều 11 có quy định về việc không được ép buộc người học tham gia học thêm dưới mọi hình thức. Theo đại biểu, quy định này là cần thiết, tuy nhiên, nội dung này cũng đã được quy định tại khoản 5 Điều 22 của Luật Giáo dục, đó là ép buộc học sinh học thêm để thu tiền.