Công dụng của những cây thảo dược thường dùng làm gia vị

ANTD.VN - Những loài cây trồng không chỉ sử dụng để bổ sung thêm hương vị cho các món ăn, mà nó còn mang lại nhiều tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe.
Gừng có vị cay, tính ấm, nhập vào 3 kinh là phế, vị, tỳ, với công năng phát tán phong hàn, ấm vị, chỉ nôn, hóa đờm, chỉ ho, lợi niệu, giải độc
Người ta thường dùng gừng để trị cảm mạo phong hàn, trúng phong cấm khẩu, sốt cao, đau đầu, rét, tắc ngạt mũi, đau bụng do lạnh, bụng đầy trướng, không tiêu, ho, đờm nhiều, ho do viêm phế quản, phù thũng, tiểu tiện bí, dắt...
Xương sông giúp cho món ăn ngon hơn như nướng thịt...
Ngoài ra cây còn có tác dụng chữa đầy bụng, nôn mửa, tan ứ máu đọng, trị viêm họng và ho do cảm lạnh hoặc ho có đờm rất tốt
Ngoài việc dùng làm món rau gia vị thơm ngon, bổ dưỡng, theo y học cổ truyền, ngải cứu còn có tác dụng cải thiện sức khỏe
Ngải cứu có vị đắng, mùi thơm, tính ấm, được sử dụng để chữa trị ghẻ lở, viêm da, dị ứng, viêm gan, trừ giun, điều hòa khí huyết, ôn kinh, an thai, đau bụng do lạnh, nôn mửa, kiết lỵ…
Trong ớt có chứa một số chất giúp máu lưu thông tốt, tránh được tình trạng đóng vón tiểu cầu, dẫn đến bệnh nhồi máu cơ tim. Ớt còn có tác dụng ngăn ngừa huyết áp cao và giảm béo. Chỉ nên ăn ớt ở lượng vừa phải
Rau cần tây có nhiều tác dụng tốt trong chữa bệnh huyết áp cao, lợi tiểu trong phù thủng
Rau răm trị đau bụng lạnh, say nắng, chữa rắn cắn, chàm ghẻ, mụn trĩ, kích thích tiêu hoá, kém ăn...
Lá lốt ấm dạ dày, chữa nôn mửa do bị khí lạnh bụng đầy đau, chữa nhức đầu, đau răng, đau nhức xương khớp, đổ mồ hôi nhiều ở tay chân, chữa tổ đỉa, lỵ...

Theo Đông y, rau mơ vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, sát khuẩn, chống viêm và điều trị ho, giảm đau, giải độc, kiết lỵ, viêm đại tràng, tăng cường tiêu hóa...

Nước sắc lá rau má có tác dụng hạ huyết áp, là thuốc bổ dưỡng để có sức khỏe tốt (tăng trí nhớ, thị lực), trị các chứng phù; viêm thanh quản, tĩnh mạch, phế quản, các bệnh trĩ, phong, eczema hay vẩy nến, giải ngộ độc sắn và lợi tiểu...
Theo Đông y, tía tô có tính ấm, vị cay, có tác dụng trị cảm mạo, cành làm thuốc an thai, cảm lạnh, cần chữa bằng cách cho ra mồ hôi, khỏi sốt

Rau thì là bổ thận, mạnh tì, tiêu trướng, trị đau bụng và đau răng, tiểu rắt

Cây tỏi phòng chống ung thư, bệnh tim mạch, tăng cường hệ đường huyết, miễn dịch. Tỏi còn có công dụng xua đuổi côn trùng

Mùi tàu có khá nhiều công dụng như giảm đau, chữa hôi miệng, trị đau bụng, tiêu chảy, rối loại tiêu hóa, trị cảm cúm...
Húng quế là một loại thảo dược giúp chữa trị đầy hơi, ăn không ngon miệng, làm lành các

trầy xước da

Cây kinh giới có thể chữa một số bệnh như sốt nóng, đau nhức xương khớp, chữa mụn nhọt, điều trị dị ứng
Rau diếp cá có công dụng như chưa ho, viêm họng, viêm phế quản, viêm âm đạo, viêm tuyến vú, viêm tai giữa, mụn nhọt sưng đỏ...
Theo Đông y, sả vị cay tính ấm, có tác dụng tiêu thực, lợi thủy, chỉ khái, dùng cho các trường hợp ăn kém, chậm tiêu, viêm khí phế quản, viêm họng, ho có đờm, cảm sốt, đầy bụng, tiêu chảy...
Dịch quả chanh có tác dụng thông tiểu, chữa bệnh tê thấp và bệnh thiếu hụt vitamin C,

hạt chanh có thể dùng làm thuốc tẩy giun...