Công bố kết quả kiểm tra toàn diện TikTok tại Việt Nam: Phát hiện một số hành vi vi phạm

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
ANTD.VN -  Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT) ngày 5-10 đã công bố kết quả kiểm tra toàn diện TikTok tại Việt Nam sau đợt kiểm tra kéo dài từ ngày 22-5-2023.
TikTok phải chấn chỉnh hoạt động, tuân thủ pháp luật Việt Nam

TikTok phải chấn chỉnh hoạt động, tuân thủ pháp luật Việt Nam

Sai phạm của TikTok tại Việt Nam

Kết luận kiểm tra số 08/KL-BTTTT về việc kiểm tra toàn diện hoạt động của TikTok tại Việt Nam cho biết, văn phòng TikTok và Công ty TikTok Việt Nam không trực tiếp tham gia hoạt động quản lý, cung cấp các dịch vụ xuyên biên giới vào Việt Nam thông qua trang web TikTok.com và ứng dụng TikTok. Việc cung cấp các dịch vụ xuyên biên giới vào Việt Nam do TikTok Pte.Ltd (TikTok Singapore) trực tiếp quản lý, vận hành.

Riêng đối với dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử (TMĐT), do Văn phòng TikTok thực hiện thủ tục đăng ký thiết lập “Sàn giao dịch thương mại” thông qua ứng dụng TikTok theo ủy quyền của TikTok Singapore, nên theo quy định về TMĐT, văn phòng TikTok phải liên đới chịu trách nhiệm đối với các hành vi vi phạm trong việc cung cấp dịch vụ này theo quy định của pháp luật Việt Nam.

TikTok Pte. Ltd (TikTok Singapore) không phải là đối tượng kiểm tra nhưng lại là đơn vị trực tiếp quản lý, vận hành, cung cấp dịch vụ xuyên biên giới vào Việt Nam thông qua trang web TikTok.com và ứng dụng TikTok. Vì vậy, TikTok Singapore là đơn vị chịu trách nhiệm về việc chấp hành các quy định của pháp luật Việt Nam trong việc cung cấp các dịch vụ xuyên biên giới vào Việt Nam.

Đoàn kiểm tra đã xác lập được một số hành vi vi phạm của TikTok Singapore trong việc cung cấp các dịch vụ xuyên biên giới vào Việt Nam, trong đó có những hành vi nổi bật như sau:

Về cung cấp dịch vụ mạng xã hội, về bảo vệ trẻ em: Lưu trữ thông tin vi phạm pháp luật Việt Nam tại các máy chủ CDN tại Việt Nam, cụ thể: Thông tin giả mạo, xuyên tạc, kích động bạo lực, kích động tệ nạn xã hội; thông tin gây hại cho trẻ em…

Quy trình kiểm duyệt nội dung chưa hiệu quả, để lọt nhiều nội dung vi phạm pháp luật Việt Nam. Cách thức phân phối, đề xuất nội dung dựa trên sự tương tác, sở thích, sự quan tâm của người dùng dễ dẫn đến việc nội dung vi phạm pháp luật Việt Nam được lan truyền với tốc độ nhanh chóng nếu được nhiều người dùng tương tác, quan tâm.

Không có biện pháp, công cụ bảo đảm an toàn về thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ em; không gửi các thông điệp cảnh báo nguy cơ khi trẻ em cung cấp, thay đổi thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ em; không thực hiện việc phát hiện, loại bỏ các hình ảnh, tài liệu, thông tin không phù hợp với trẻ em, ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của trẻ em; không tổ chức tiếp nhận thông tin, đánh giá phân loại theo mức độ an toàn cho trẻ em, vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng và quy định tại khoản 1 Điều 36 Nghị định 130/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo trợ, trợ giúp xã hội và trẻ em; vẫn cho phép trẻ em dưới 13 tuổi mở tài khoản dù là nền tảng mạng xã hội chỉ dành cho người từ 13 tuổi trở lên;

Chưa áp dụng chính sách bảo vệ nội dung có bản quyền của người dùng; chưa thông báo đầu mối liên lạc về vấn đề quyền tác giả, quyền liên quan tới cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan của Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch và công khai trên trang thông tin điện tử của nền tảng TikTok.

Về hoạt động cung cấp dịch vụ thương mại điện tử: Nền tảng này chưa công bố thông tin về chủ sở hữu ứng dụng trên trang chủ của ứng dụng TikTok Shop theo quy định, vi phạm quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 62 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26/08/2020 (sửa đổi tại điểm b khoản 33 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP ngày 31/01/2022);

Chưa lưu trữ đầy đủ thông tin người bán theo quy định khi đăng ký sử dụng dịch vụ; Chưa thực hiện đầy đủ việc kiểm tra, giám sát để đảm bảo việc cung cấp thông tin về hàng hóa của người bán trên sàn giao dịch thương mại điện tử theo quy định...

Trên cơ sở đó, đoàn kiểm tra kiến nghị các biện pháp xử lý như sau: Yêu cầu Văn phòng TikTok: Chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật Việt Nam đối với hoạt động cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử xuyên biên giới vào Việt Nam thông qua ứng dụng TikTok;

Được TikTok Singapore ủy quyền trực tiếp tham gia hoạt động quản lý, cung cấp các dịch vụ xuyên biên giới vào Việt Nam.

Đồng thời, yêu cầu Công ty TNHH Công nghệ TikTok Việt Nam: Được TikTok Singapore ủy quyền trực tiếp tham gia hoạt động quản lý, cung cấp các dịch vụ xuyên biên giới vào Việt Nam.

Các Bộ ngành cùng giám sát hoạt động của TikTok

Đoàn kiểm tra cũng kiến nghị Bộ TT-TT có biện pháp xử lý buộc TikTok Singapore khắc phục ngay các sai phạm trong việc cung cấp dịch vụ mạng xã hội, dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới vào Việt Nam đã được chỉ ra tại Kết luận Kiểm tra, cụ thể: Gỡ bỏ 100% các nội dung vi phạm pháp luật Việt Nam và có giải pháp để ngăn chặn những nội dung vi phạm đã bị chặn gỡ được đăng tải lại; Bổ sung việc tuân thủ pháp luật Việt Nam vào Tiêu chuẩn cộng đồng;

Có thông báo định kỳ đến tất cả người dùng TikTok về việc phải tuân thủ quy định pháp luật Việt Nam, nghiêm cấm đăng tải các nội dung chống phá Đảng, Nhà nước, vi phạm pháp luật Việt Nam và cảnh báo về các chế tài xử phạt, biện pháp xử lý nếu người dùng đăng tải, chia sẻ nội dung vi phạm pháp luật (tùy theo mức độ vi phạm, tài khoản có thể bị tạm khóa, xóa vĩnh viễn…);

Không sử dụng thuật toán để tạo xu hướng hoặc đề xuất đến người dùng các nội dung vi phạm pháp luật Việt Nam, cấm hoàn toàn quảng cáo chính trị có nội dung chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam; Phối hợp cung cấp thông tin để xác minh, điều tra các hành vi vi phạm pháp luật được thực hiện trên nền tảng TikTok theo quy định;

Triển khai các biện pháp bảo vệ trẻ em theo quy định; Cải thiện hệ thống kiểm duyệt nội dung (đặc biệt là với hình thức Livestream) để chủ động ngăn chặn nội dung vi phạm pháp luật Việt Nam trên nền tảng TikTok; có giải pháp cụ thể, hiệu quả làm trong sạch nền tảng của mình, hạn chế tin giả, tin xấu độc;

Ủy quyền kiểm soát nội dung trên nền tảng TikTok tại Việt Nam cho pháp nhân của TikTok tại Việt Nam (Văn phòng đại diện hoặc Công ty TNHH Công nghệ TikTok Việt Nam) để xử lý hiệu quả các yêu cầu của cơ quan quản lý Nhà nước;

Phối hợp chặt chẽ với Bộ TT-TT và các cơ quan có liên quan để quản lý các nhà sáng tạo nội dung trên nền tảng TikTok (KOL, KOC, nghệ sĩ,…).

Đoàn kiểm tra cũng đề nghị Bộ Công an, Bộ Công Thương, Bộ LĐ-TB&XH có biện pháp quản lý TikTok theo phạm vi nhiệm vụ quản lý của mình.

Kết luận kiểm tra số 08/KL-BTTTT về việc kiểm tra toàn diện hoạt động của TikTok tại Việt Nam cho biết, văn phòng TikTok và Công ty TikTok Việt Nam không trực tiếp tham gia hoạt động quản lý, cung cấp các dịch vụ xuyên biên giới vào Việt Nam thông qua trang web TikTok.com và ứng dụng TikTok. Việc cung cấp các dịch vụ xuyên biên giới vào Việt Nam do TikTok Pte.Ltd (TikTok Singapore) trực tiếp quản lý, vận hành.

Riêng đối với dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử (TMĐT), do Văn phòng TikTok thực hiện thủ tục đăng ký thiết lập “Sàn giao dịch thương mại” thông qua ứng dụng TikTok theo ủy quyền của TikTok Singapore, nên theo quy định về TMĐT, văn phòng TikTok phải liên đới chịu trách nhiệm đối với các hành vi vi phạm trong việc cung cấp dịch vụ này theo quy định của pháp luật Việt Nam.

TikTok Pte. Ltd (TikTok Singapore) không phải là đối tượng kiểm tra nhưng lại là đơn vị trực tiếp quản lý, vận hành, cung cấp dịch vụ xuyên biên giới vào Việt Nam thông qua trang web TikTok.com và ứng dụng TikTok. Vì vậy, TikTok Singapore là đơn vị chịu trách nhiệm về việc chấp hành các quy định của pháp luật Việt Nam trong việc cung cấp các dịch vụ xuyên biên giới vào Việt Nam.

Đoàn kiểm tra đã xác lập được một số hành vi vi phạm của TikTok Singapore trong việc cung cấp các dịch vụ xuyên biên giới vào Việt Nam, trong đó có những hành vi nổi bật như sau:

Về cung cấp dịch vụ mạng xã hội, về bảo vệ trẻ em: Lưu trữ thông tin vi phạm pháp luật Việt Nam tại các máy chủ CDN tại Việt Nam, cụ thể: Thông tin giả mạo, xuyên tạc, kích động bạo lực, kích động tệ nạn xã hội; thông tin gây hại cho trẻ em…

Quy trình kiểm duyệt nội dung chưa hiệu quả, để lọt nhiều nội dung vi phạm pháp luật Việt Nam. Cách thức phân phối, đề xuất nội dung dựa trên sự tương tác, sở thích, sự quan tâm của người dùng dễ dẫn đến việc nội dung vi phạm pháp luật Việt Nam được lan truyền với tốc độ nhanh chóng nếu được nhiều người dùng tương tác, quan tâm.

Không có biện pháp, công cụ bảo đảm an toàn về thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ em; không gửi các thông điệp cảnh báo nguy cơ khi trẻ em cung cấp, thay đổi thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ em; không thực hiện việc phát hiện, loại bỏ các hình ảnh, tài liệu, thông tin không phù hợp với trẻ em, ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của trẻ em; không tổ chức tiếp nhận thông tin, đánh giá phân loại theo mức độ an toàn cho trẻ em, vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng và quy định tại khoản 1 Điều 36 Nghị định 130/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo trợ, trợ giúp xã hội và trẻ em; vẫn cho phép trẻ em dưới 13 tuổi mở tài khoản dù là nền tảng mạng xã hội chỉ dành cho người từ 13 tuổi trở lên;

Chưa áp dụng chính sách bảo vệ nội dung có bản quyền của người dùng; chưa thông báo đầu mối liên lạc về vấn đề quyền tác giả, quyền liên quan tới cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan của Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch và công khai trên trang thông tin điện tử của nền tảng TikTok.

Về hoạt động cung cấp dịch vụ thương mại điện tử: Nền tảng này chưa công bố thông tin về chủ sở hữu ứng dụng trên trang chủ của ứng dụng TikTok Shop theo quy định, vi phạm quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 62 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26/08/2020 (sửa đổi tại điểm b khoản 33 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP ngày 31/01/2022);

Chưa lưu trữ đầy đủ thông tin người bán theo quy định khi đăng ký sử dụng dịch vụ; Chưa thực hiện đầy đủ việc kiểm tra, giám sát để đảm bảo việc cung cấp thông tin về hàng hóa của người bán trên sàn giao dịch thương mại điện tử theo quy định...

Trên cơ sở đó, đoàn kiểm tra kiến nghị các biện pháp xử lý như sau: Yêu cầu Văn phòng TikTok: Chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật Việt Nam đối với hoạt động cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử xuyên biên giới vào Việt Nam thông qua ứng dụng TikTok;

Được TikTok Singapore ủy quyền trực tiếp tham gia hoạt động quản lý, cung cấp các dịch vụ xuyên biên giới vào Việt Nam.

Đồng thời, yêu cầu Công ty TNHH Công nghệ TikTok Việt Nam: Được TikTok Singapore ủy quyền trực tiếp tham gia hoạt động quản lý, cung cấp các dịch vụ xuyên biên giới vào Việt Nam.

Đoàn kiểm tra cũng kiến nghị Bộ TT-TT có biện pháp xử lý buộc TikTok Singapore khắc phục ngay các sai phạm trong việc cung cấp dịch vụ mạng xã hội, dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới vào Việt Nam đã được chỉ ra tại Kết luận Kiểm tra, cụ thể: Gỡ bỏ 100% các nội dung vi phạm pháp luật Việt Nam và có giải pháp để ngăn chặn những nội dung vi phạm đã bị chặn gỡ được đăng tải lại;

Bổ sung việc tuân thủ pháp luật Việt Nam vào Tiêu chuẩn cộng đồng; Có thông báo định kỳ đến tất cả người dùng TikTok về việc phải tuân thủ quy định pháp luật Việt Nam, nghiêm cấm đăng tải các nội dung chống phá Đảng, Nhà nước, vi phạm pháp luật Việt Nam và cảnh báo về các chế tài xử phạt, biện pháp xử lý nếu người dùng đăng tải, chia sẻ nội dung vi phạm pháp luật (tùy theo mức độ vi phạm, tài khoản có thể bị tạm khóa, xóa vĩnh viễn…);

Không sử dụng thuật toán để tạo xu hướng hoặc đề xuất đến người dùng các nội dung vi phạm pháp luật Việt Nam, cấm hoàn toàn quảng cáo chính trị có nội dung chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam; Phối hợp cung cấp thông tin để xác minh, điều tra các hành vi vi phạm pháp luật được thực hiện trên nền tảng TikTok theo quy định;

Triển khai các biện pháp bảo vệ trẻ em theo quy định; Cải thiện hệ thống kiểm duyệt nội dung (đặc biệt là với hình thức Livestream) để chủ động ngăn chặn nội dung vi phạm pháp luật Việt Nam trên nền tảng TikTok; có giải pháp cụ thể, hiệu quả làm trong sạch nền tảng của mình, hạn chế tin giả, tin xấu độc;

Ủy quyền kiểm soát nội dung trên nền tảng TikTok tại Việt Nam cho pháp nhân của TikTok tại Việt Nam (Văn phòng đại diện hoặc Công ty TNHH Công nghệ TikTok Việt Nam) để xử lý hiệu quả các yêu cầu của cơ quan quản lý Nhà nước;

Phối hợp chặt chẽ với Bộ TT-TT và các cơ quan có liên quan để quản lý các nhà sáng tạo nội dung trên nền tảng TikTok (KOL, KOC, nghệ sĩ,…).

Đoàn kiểm tra cũng đề nghị Bộ Công an, Bộ Công Thương, Bộ LĐ-TB&XH có biện pháp quản lý TikTok theo phạm vi nhiệm vụ quản lý của mình.