- Loài cá cảnh độc đáo, là vị thuốc quý được Việt Nam xuất khẩu khắp thế giới
- Loài rùa đầu to biết trèo cây, có tên trong Sách Đỏ Việt Nam
|
Diều lửa (Haliastur indus) chủ yếu được tìm thấy tại các tiểu lục địa Ấn Độ, Sri Lanka, Nepal, Pakistan, Bangladesh, Đông Nam Á và Australia. Ở Việt Nam, Diều lửa được tìm thấy tại vùng Đông Bắc, Bắc Trung Bộ và Nam Bộ. |
|
Trong số các loài chim săn mồi sinh sống ở Việt Nam, diều lửa được đánh giá là loài chim có vẻ ngoài ấn tượng nhất. |
|
Diều lửa trưởng thành dài 44 - 52cm, phần thân hung sáng, phần đầu, cổ, ngực trắng điểm các sọc đen nhỏ, bao cánh sơ cấp đen. |
|
Diều lửa thường xuất hiện tại các bờ biển và những vùng ngập nước nội địa, cửa sông… |
|
Thức ăn chính của chúng là xác chết, chủ yếu là xác cá và cua ở các vùng đất ngập nước, nhưng đôi khi cũng săn những động vật nhỏ hoặc cướp mồi từ các loài chim khác. |
|
Mùa sinh sản của diều lửa ở Việt Nam kéo dài từ tháng 8-10, mỗi lứa diều mái đẻ 2-4 trứng. Thời gian ấp trứng kéo dài 26-27 ngày. |
|
Chúng được đánh giá là loài ít quan tâm trong Sách Đỏ của IUCN. Tuy nhiên, số lượng diều lửa đang suy giảm ở một số khu vực mà chúng sinh sống. |
|
Diều lửa (Haliastur indus) nằm trong Phụ lục II CITES và nhóm IIB của Nghị định số 06/2019, là loài có nguy cơ bị đe dọa nếu không được quản lý chặt chẽ, hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại tại Việt Nam. |