Chương trình tiêm kích tàng hình Su-57 của Nga trước nguy cơ bị hủy bỏ

ANTD.VN - Việc Ấn Độ chính thức rút chân khỏi chương trình FGFA được chế tạo dựa trên nguyên mẫu Su-57 khiến chiếc tiêm kích tàng hình của Nga mất đi nguồn ngân sách chủ chốt, dẫn đến nguy cơ tiến độ hoàn thành bị đẩy lui vô thời hạn.
Chương trình tiêm kích tàng hình Su-57 của Nga trước nguy cơ bị hủy bỏ
Sau nhiều lần cân nhắc, cuối cùng Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã quyết định rút chân khỏi dự án liên doanh chế tạo máy bay tàng hình FGFA cùng với Nga.
Chương trình tiêm kích tàng hình Su-57 của Nga trước nguy cơ bị hủy bỏ
Quyết định trên của Ấn Độ thực ra không gây ngạc nhiên cho giới quan sát vì từ cuối năm ngoái đã rộ lên tin đồn New Delhi sắp hết kiên nhẫn khi công việc thiết kế FGFA gần như đứng yên tại chỗ trong khi chi phí đã lên tới mức không thể kiểm soát.
Chương trình tiêm kích tàng hình Su-57 của Nga trước nguy cơ bị hủy bỏ
Ấn Độ từng phàn nàn rằng chiếc FGFA dựa trên thiết kế Sukhoi Su-57 nhưng mở rộng thành phiên bản 2 chỗ ngồi có diện tích phản xạ radar quá lớn, hoạt động kém ổn định.
Chương trình tiêm kích tàng hình Su-57 của Nga trước nguy cơ bị hủy bỏ
Đầu tiên đó là lớp sơn phủ tàng hình mới chỉ được tối ưu hóa cho khí hậu lạnh ở Nga, gặp thời tiết nóng và ẩm thì nó sẽ nhanh chóng xuống cấp và đòi hỏi phải bảo dưỡng cực kỳ phức tạp.
Chương trình tiêm kích tàng hình Su-57 của Nga trước nguy cơ bị hủy bỏ
Động cơ dành cho Su-57 cũng như FGFA đang là điều nan giải, chiếc Su-57 vẫn tạm thời phải bay bằng động cơ AL-41F1S còn loại Izdeliye 30 chưa biết khi nào mới hoàn thiện.
Chương trình tiêm kích tàng hình Su-57 của Nga trước nguy cơ bị hủy bỏ
Ngoài ra một chi tiết khác cũng cực kỳ quan trọng đó là New Delhi đã tố cáo họ là nguồn cung cấp tài chính chủ chốt cho dự án nhưng lại không được bàn giao những công nghệ cốt lõi đúng như điều khoản ký kết, việc làm này của Nga theo Ấn Độ là rất khó chấp nhận.
Chương trình tiêm kích tàng hình Su-57 của Nga trước nguy cơ bị hủy bỏ
Có một chi tiết cần lưu tâm đó là chiếc Su-57 được Nga chế tạo theo nguyên tắc vừa làm, vừa khai thác để từ đó rút ra sai sót để hoàn thiện. Kinh phí thực hiện chương trình theo cách này là cực kỳ tốn kém.
Chương trình tiêm kích tàng hình Su-57 của Nga trước nguy cơ bị hủy bỏ
Chính vì vậy mà mặc dù chưa hoàn thiện chiếc Su-57 nhưng Nga vẫn "chèo kéo" Ấn Độ bỏ tiền ra để họ nghiên cứu cho phiên bản FGFA với tính năng tương đương với một số sửa đổi theo yêu cầu của Không quân Ấn Độ.
Chương trình tiêm kích tàng hình Su-57 của Nga trước nguy cơ bị hủy bỏ
Phần lớn số tiền do Ấn Độ cung cấp cho chương trình FGFA được cho là phía Nga đã sử dụng để hoàn thiện chiếc Su-57 của mình, chỉ có một phần nhỏ phục vụ yêu cầu của Ấn Độ.
Chương trình tiêm kích tàng hình Su-57 của Nga trước nguy cơ bị hủy bỏ
Chính vì quá tập trung cho Su-57 nên đã dẫn đến thực tế là chương trình FGFA hầu như chẳng có bước tiến đáng kể, khiến cho mức độ kiên nhẫn của New Delhi chấm dứt.
Chương trình tiêm kích tàng hình Su-57 của Nga trước nguy cơ bị hủy bỏ
Khi Ấn Độ rút chân khỏi dự án FGFA thì dĩ nhiên là Su-57 mất đi phần lớn nguồn kinh phí cho việc hoàn thiện, ngân sách quốc phòng Nga khó mà bù đắp nổi vì họ còn triển khai nhiều chương trình vũ khí đắt đỏ khác.
Chương trình tiêm kích tàng hình Su-57 của Nga trước nguy cơ bị hủy bỏ
Không có thêm nguồn thu từ Ấn Độ để duy trì chương trình Su-57, Moskva có thể phải tiếp tục đẩy lùi kế hoạch hoàn thiện tiêm kích thế hệ 5 thêm nữa, thậm chí có nguy cơ bị đình hoãn hoặc hủy bỏ.
Chương trình tiêm kích tàng hình Su-57 của Nga trước nguy cơ bị hủy bỏ
Ban đầu, Nga hy vọng đến năm 2020 có thể chế tạo được 150 chiếc Su-57 nhưng rồi lại điều chỉnh kế hoạch chỉ mua khoảng hơn chục chiếc, và đến tận cuối năm 2017 vẫn chưa tiếp nhận được đủ số máy bay này.
Chương trình tiêm kích tàng hình Su-57 của Nga trước nguy cơ bị hủy bỏ
Moskva từng tuyên bố, từ cuối năm 2018 sẽ bắt đầu sản xuất hàng loạt Su-57 và có thể mua tới tổng số 220 chiếc - một lời quả quyết đầy nghi vấn nếu xét tới những cắt giảm ngân sách quốc phòng hiện nay.
Chương trình tiêm kích tàng hình Su-57 của Nga trước nguy cơ bị hủy bỏ
Thực tế tiến trình của Nga với Su-57 cũng trì trệ chẳng kém gì FGFA, bất chấp những tuyên bố đầy lạc quan từ Điện Kremlin và Sukhoi, không có bất cứ bảo đảm nào cho việc các máy bay này sẽ đạt được các đặc tính mong muốn hay sớm sản xuất đủ số lượng như Moskva kỳ vọng.
Chương trình tiêm kích tàng hình Su-57 của Nga trước nguy cơ bị hủy bỏ
Dự báo trong thời gian tới Nga sẽ phải tích cực làm mọi cách để níu chân Ấn Độ lại bằng cách bàn giao công nghệ lõi của Su-57 cũng như FGFA, có như vậy thì chiếc tiêm kích tàng hình đầy tham vọng của họ mới mong thoát nguy cơ "chết yểu".
Chương trình tiêm kích tàng hình Su-57 của Nga trước nguy cơ bị hủy bỏ
Chương trình tiêm kích tàng hình Su-57 của Nga trước nguy cơ bị hủy bỏ
Chương trình tiêm kích tàng hình Su-57 của Nga trước nguy cơ bị hủy bỏ
Chương trình tiêm kích tàng hình Su-57 của Nga trước nguy cơ bị hủy bỏ
Chương trình tiêm kích tàng hình Su-57 của Nga trước nguy cơ bị hủy bỏ
Chương trình tiêm kích tàng hình Su-57 của Nga trước nguy cơ bị hủy bỏ
Chương trình tiêm kích tàng hình Su-57 của Nga trước nguy cơ bị hủy bỏ
Chương trình tiêm kích tàng hình Su-57 của Nga trước nguy cơ bị hủy bỏ
Chương trình tiêm kích tàng hình Su-57 của Nga trước nguy cơ bị hủy bỏ
Chương trình tiêm kích tàng hình Su-57 của Nga trước nguy cơ bị hủy bỏ
Chương trình tiêm kích tàng hình Su-57 của Nga trước nguy cơ bị hủy bỏ
Chương trình tiêm kích tàng hình Su-57 của Nga trước nguy cơ bị hủy bỏ
Chương trình tiêm kích tàng hình Su-57 của Nga trước nguy cơ bị hủy bỏ
Chương trình tiêm kích tàng hình Su-57 của Nga trước nguy cơ bị hủy bỏ
Chương trình tiêm kích tàng hình Su-57 của Nga trước nguy cơ bị hủy bỏ
Chương trình tiêm kích tàng hình Su-57 của Nga trước nguy cơ bị hủy bỏ