Chuỗi trà và cà phê nội địa vươn lên mạnh mẽ

ANTD.VN - Theo nghiên cứu của Euromonitor, giá trị thị trường chuỗi trà và cà phê Việt Nam hiện đạt 1 tỷ USD mỗi năm và dự kiến ​​sẽ có ​​tốc độ tăng trưởng kép hàng năm ước tính là 8,65% trong giai đoạn 2021-2026. Các chuỗi trà và cà phê nội địa đang đang vươn lên mạnh mẽ nhằm chiếm giữ thị phần trước sự đổ bộ của các doanh nghiệp nước ngoài.

Hai năm qua, bất chấp dịch Covid-19, cuộc đua mở chuỗi giữa các thương hiệu trà và cà phê vẫn đang diễn ra rất sôi động. Tuy nhiên, tốc độ chuyển dịch cực kỳ nhanh mang đến một thách thức không nhỏ với những doang nghiệp tham gia lĩnh vực kinh doanh này. Không ít thương hiệu gia nhập thị trường rầm rộ rồi lại biến mất “không kèn không trống” hoặc chật vật tìm đường phát triển trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt.

Ngược lại, nhiều doanh nghiệp tiềm năng đã bứt phá ngoạn mục, không ngừng mở rộng quy mô, tăng trưởng vượt trội về quy mô và lợi nhuận. Đáng chú ý, có thể đến Phúc Long, một chuỗi trà và cà phê nội địa đã có bước chuyển mình mạnh mẽ sau khi “về chung một nhà” với Tập đoàn Masan.

Cửa hàng Phúc Long vào giờ trưa tấp nập khách hàng

Tăng trưởng thần tốc

Tháng 5/2021, The Sherpa – một công ty thành viên thuộc Tập đoàn Masan đầu tư 15 triệu USD mua 20% cổ phần Phúc Long Heritage. Cùng thời điểm đó, chuỗi bán lẻ WinCommerce của tập đoàn này “bắt tay” với Phúc Long triển khai mô hình kiosk tại các cửa hàng VinMart+. Điều này thống nhất với chiến lược Point of Life – đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người tiêu dùng tại một địa điểm duy nhất của Masan.

Cửa hàng Winmart+ tích hợp kiosk Phúc Long

Chỉ sau một năm, tính đến cuối tháng 6, đã có gần 971 kiosk Phúc Long được tích hợp vào hệ thống WinMart+. Mô hình này không chỉ giúp cả WinMart+ và Phúc Long gia tăng doanh thu và lưu lượng khách hàng, mà quan trọng hơn là biến WinMart+ thành điểm đến thế hệ gen Z (1997 – 2012). Đây là thế hệ thế hệ được dự báo sẽ thúc đẩy ngành F&B phát triển trong tương lai. Mặc dù có thu nhập không quá cao, nhưng genZ sở hữu nhiều cá nhân sử dụng các sản phẩm và dịch vụ của ngành F&B nhiều nhất. Họ sẵn sàng chi một khoản tiền lớn cho việc ăn uống (900.000 đồng/tháng). Đây cũng là nhóm đối tượng hàng đầu mà các địa điểm ẩm thực quốc tế săn đón.

Dân văn phòng cũng yêu mến vị trà, cà phê đặc biệt của Phúc Long

Tương lai xa hơn, genZ cũng là thế hệ người tiêu dùng chủ chốt của thị trường bán lẻ Việt Nam. Đầu tư vào mô hình kiosk Phúc Long, Masan đã tạo ra một sản phẩm “phễu” tiềm năng để mở rộng hệ sinh thái khách hàng thân thiết. Khi mới mục tiêu ban đầu, người trẻ bước vào WinMart+ chỉ để mua một ly Phúc Long nhưng họ hoàn toàn có thể tham khảo và chọn mua các sản phẩm khác trong WinMart+. GenZ cũng chính là nhóm khách hàng được ông Danny Le nhiều lần nhắc tới trong bài trình bày của mình tại Đại hội đồng cổ đông thường niên của Tập đoàn Masan.

Phúc Long là điểm đến ưa thích của giới trẻ

Kiosk Phúc Long cũng là câu chuyện thị trường rất thú vị bởi ngay khi Masan triển khai, rất nhiều chuỗi trà và cà phê cũng “đổ xô” đầu tư vào mô này. Tuy nhiên, hiện nay, Kiosk Phúc Long vẫn đang giữ vững vị trí số 1 về quy mô do có lợi thế về các điểm bán WinMart/WinMart+ sẵn có. WinMart+ hiện có mặt tại 63 tỉnh thành trên toàn quốc, đây là bệ phóng vô cùng lớn để Phúc Long gia tăng độ phủ, hướng tới chiếm lĩnh thị trường tại các đô thị cấp 2, nơi có tốc độ phát triển vô cùng mạnh mẽ.

Phúc Long hiện có gần 1000 kiosk tích hợp trong các cửa hàng đa tiện ích

Ở phân khúc cửa hàng flagship, tính đến giữa năm 2022, Phúc Long có hơn 1.000 kiosk và cửa hàng flagship. Doanh thu của các cửa hàng flagship Phúc Long vào 6 tháng đầu năm 2022 và quý 2/2022 đạt lần lượt 549 tỷ đồng và 281 tỷ đồng, biên lợi nhuận sau thuế lần lượt là 25,0% và 23,6% trong 6 tháng đầu năm 2022 và quý 1/2022. Các cửa hàng flagship được kỳ vọng là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận của Phúc Long trong nửa cuối năm 2022 khi công ty đặt mục tiêu mở thêm 40-50 cửa hàng theo mô hình này.

Chú trọng nghiên cứu – phát triển sản phẩm

Ngoài lợi thế về quy mô, nghiên cứu – phát triển sản phẩm cũng được đánh giá là một trong những yếu tố then chốt giúp Phúc Long thu hút khách hàng.Bên cạnh những thức uống làm “trứ danh” Phúc Long như Trà Sữa, Trà Đào, Trà Thảo Mộc (Lucky Tea), Phúc Long là chuỗi trà và cà phê “chịu khó” cập nhật menu và chú trọng đến chất lượng sản phẩm nhất nhiện nay.

Tiếp nối thành công của món Trà Vải Tươi Dầm được khi ra mắt vào mùa hè năm 2021, thức uống này được Phúc Long đưa trở lại menu vào tháng 7/2022 và được rất nhiều khách hàng phản hồi tích cực. Ngoài ra, Phúc Long còn ra mắt bộ menu Phúc Long G’Day - “Sáng vui vẻ, cả ngày suôn sẻ” với các món ăn giàu dinh dưỡng và tràn đầy năng lượng, phục vụ bên trong WinMart+ như: Mì gà quay áp chảo, bánh Hamburger bò phô mai, bánh mì nem, bánh mì Phúc Long, bánh Pure Butte Croissant. Cùng với đó là menu đồ uống G’Day với những món đa dạng như: Hồng Trà Tắc Mật Ong, Hồng Trà Chanh Dây, Ô Long Táo Xanh Nha Đam, Hồng Trà Sữa Ngọc Trai, Ô Long Sữa Ngọc Trai.

Đặt mua trà, cà phê Phúc Long qua ứng dụng di động và được phục vụ tận nơi

Với đà tăng trưởng khả quan ở cả phân khúc cửa hàng flagship và kiosk, nửa đầu năm 2022, Phúc Long ghi nhận doanh thu 820 tỷ đồng, tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ. Sau khi mua 20% cổ phần Phúc Long vào tháng 5/2021, Masan - thông qua công ty con là The Sherpa đã có thêm 2 lần rót vốn thương hiệu trà và cà phê này. Cụ thể, ngày 9/2/2022, The Sherpa chi 110 triệu USD mua 31% cổ phần Phúc Long Heritage. Mới đây, ngày 1/8/2022, The Sherpa tiếp tục chi hơn 3.600 tỷ đồng (tương đương 155 triệu USD) mua 34% cổ phần Phúc Long, nâng tổng tỉ lệ sở hữu của Masan tại Phúc Long lên 85%. Chuỗi trà và cà phê nội địa vẫn còn nhiều tiềm năng “bứt tốc” khi cộng hưởng vào hệ sinh thái Masan.