"Chúa tể bầu trời" có thể bay 160 km mà không cần đập cánh

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
ANTD.VN -  "Thần ưng" dãy Andes là loài kền kền có sải cánh lớn nhất thế giới chúng có thể bay lượn trong không trung tới hơn 160 km mà không cần phải đập cánh. Điều kỳ lạ "thần ưng" Andes không có cơ quan âm thanh của loài chim, vì thế, âm thanh của chúng hiếm khi xảy ra.
Kền kền khoang cổ, hay "thần ưng" Andes, là loài chim lớn nhất thế giới và được coi là chúa tể bầu trời ở Nam Mỹ.
Loài này phân bố ở Nam Mỹ trong dãy Andes, bao gồm các dãy núi Santa Marta. Ở phía bắc, phạm vi của nó bắt đầu ở Venezuela và Colombia, tiếp tục về phía nam dọc theo dãy núi Andes ở Ecuador, Peru, và Chile.
Môi trường sống của "thần ưng" chủ yếu ở những đồng cỏ thoáng và núi cao lên đến 5.000 m.
"Thần ưng" Andes trưởng thành có chiều dài thân 1,3 m và nặng 13 kg, sải cánh dài tới 3 m.
Loài này thích các khu vực không có rừng để dễ dàng phát hiện ra xác chết động vật từ trên không.
"Thần ưng" Andes có khứu giác rất tốt, khác với kền kền cựu thế giới chỉ có thị giác tốt. Chúng định vị 'xác thối' bằng việc phát hiện mùi của ethyl mercaptan, một chất khí do 'xác chết' đang phân hủy tỏa ra.
Các nhà khoa học từng ghi nhận những cá thể "thần ưng" Andes có chiều dài thân lên đến 2 m, nặng 20 kg, cánh 4,5 m.
Tuổi thọ của chúng trong tự nhiên có thể lên tới 70 năm.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học quốc tế hé lộ cách "thần ưng" Andes, loài kền kền có sải cánh lớn nhất thế giới và cũng là loài chim bay ở độ cao lớn nhất, tận dụng các dòng khí để ở trên cao nhiều giờ mà không cần đập cánh.
Một nhóm các nhà khoa học đã gắn thiết bị ghi âm mà họ gọi là “nhật ký hàng ngày” vào 8 con "thần ưng" Andes để ghi lại tổng số nhịp vỗ cánh của chúng trong hơn 250 giờ bay.
Nhà sinh vật học ở Đại học Swansea, Wales, phát hiện "thần ưng" Andes chỉ đập cánh trong 1% thời gian bay trong không trung, chủ yếu là lúc cất cánh. Thậm chí, một con chim bay hơn 5 giờ liền qua quãng đường 160 km mà không cần đập cánh.
"Thần ưng" Andes có móng vuốt yếu, không thích hợp cho việc quắp con mồi bay lên không trung. Điều kỳ lạ nữa là thần ưng Andes không có cơ quan âm thanh của loài chim, vì thế, âm thanh của chúng hiếm khi xảy ra.
Đầu thế kỷ 19, "thần ưng" Andes có phạm vi phân bố rộng, nhưng môi trường sống của chúng đã bị thu hẹp đáng kể do hoạt động của con người.
Giống như các loài động vật quý hiếm khác, "thần ưng" Andes đang phải chiến đấu với cuộc chiến chống tuyệt chủng.