- Lấy ý kiến công nhận thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới
- Lấy ý kiến dự thảo Báo cáo văn kiện Đại hội Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam
|
Ông Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam chủ trì cuộc làm việc |
Tham dự cuộc làm việc có bà Nguyễn Thị Thu Hà, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; ông Nguyễn Hữu Dũng, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; ông Nguyễn Văn Phong, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội; đại diện lãnh đạo Ban Thường vụ Thành ủy, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội; lãnh đạo các ban, đơn vị thuộc Cơ quan Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam.
Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Sĩ Trường, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội cho biết, thời gian qua, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố đã tập trung chỉ đạo Đại hội MTTQ Việt Nam các quận, huyện, thị xã; chủ động công tác chuẩn bị cho Đại hội cấp Thành phố theo đúng quy định, đảm bảo tiến độ đề ra theo kế hoạch.
Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2024-2029 dự kiến tổ chức trong 3 ngày, từ ngày 21 đến ngày 23 tháng 8 năm 2024.
Về công tác nhân sự, dự kiến số lượng Ủy viên Uỷ ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội là 145 vị với cơ cấu đại diện các tổ chức thành viên là 51 vị; Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam các quận, huyện, thị xã là 30 vị; Cá nhân tiêu biểu (doanh nhân, tôn giáo, dân tộc) là 46 vị; Cán bộ chuyên trách cơ quan Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội là 18 vị.
Dự kiến, số lượng Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố nhiệm kỳ 2024 - 2029 là 11 vị gồm Chủ tịch, 4 Phó Chủ tịch; 6 Ủy viên Ban Thường trực.
|
Bà Nguyễn Lan Hương, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội phát biểu |
Trong nhiệm kỳ 2024-2029, Đại hội đề ra 3 mục tiêu đột phá: Đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận; Phát huy vai trò nòng cốt chính trị của Mặt trận; Và nâng cao chất lượng công tác giám sát, phản biện xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân.
Đại hội cũng đề ra một số chỉ tiêu cụ thể cho cả nhiệm kỳ như: Phối hợp nâng cao chất lượng các danh hiệu văn hoá, xây dựng “Người Hà Nội thanh lịch, văn minh”;
Phấn đấu tỷ lệ tổ dân phố được công nhận và giữ vững danh hiệu tổ dân phố văn hóa 80%; Thôn, làng được công nhận và giữ vững danh hiệu Thôn, làng văn hóa 70%; Gia đình được công nhận và giữ vững danh hiệu gia đình văn hóa từ 88-90%.
Phối hợp tuyên truyền, vận động thực hiện việc tang văn minh tiến bộ (phấn đấu tỷ lệ hoả táng từ 80% trở lên).
100% Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp xây dựng kế hoạch và giám sát, phản biện xã hội, tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền.
Hàng năm, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố tổ chức ít nhất 5 chương trình, nội dung giám sát, phản biện ít nhất 6 dự thảo văn bản; cấp huyện tổ chức ít nhất 2 chương trình, nội dung giám sát, phản biện ít nhất 2 dự thảo văn bản;
Cấp xã căn cứ tình hình và điều kiện thực tế lựa chọn nội dung, hình thức giám sát, phản biện xã hội phù hợp để tổ chức triển khai thực hiện.
100% Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp phối hợp tổ chức đối thoại giữa người đứng đầu cấp uỷ, chính quyền với Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân…
Tại buổi làm việc, ông Đỗ Văn Chiến Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, ghi nhận và biểu dương Đảng đoàn, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố đã bám sát Chỉ thị số 22, các văn bản hướng dẫn của UBTƯ MTTQ Việt Nam, văn bản chỉ đạo của Thành ủy để hoàn thiện các nội dung văn kiện, nhân sự dự kiến trình Đại hội;
Đồng thời gợi mở nhiều ý kiến quan trọng, trong đó, có việc lựa chọn nhân sự đại hội...