Chiến công kỳ lạ của tên lửa cót ép do Việt Nam chế tạo

ANTD.VN - Tên lửa cót ép do Việt Nam chế tạo đã góp phần tạo nên chiến công bắn rơi chiến đấu cơ thần sấm F-105 của Mỹ.
Chiến công kỳ lạ của tên lửa cót ép do Việt Nam chế tạo
Tên lửa cót ép hay còn gọi bằng cái tên ra-cót là sản phẩm do Việt Nam chế tạo trong vai trò mục tiêu giả, mô phỏng đạn V-750 của hệ thống phòng không S-75 Dvina được Liên Xô viện trợ.
Chiến công kỳ lạ của tên lửa cót ép do Việt Nam chế tạo
Theo Đại tá Lã Đình Chi, nguyên cán bộ Sư đoàn Phòng không Hà Nội: "Ra-két" là cách gọi của Bộ đội Tên lửa Việt Nam, phiên âm theo từ ракета của tiếng Nga có nghĩa là tên lửa - chỉ hệ thống tên lửa đất đối không SA-2 (S-75 Dvina) do Liên Xô sản xuất.
Chiến công kỳ lạ của tên lửa cót ép do Việt Nam chế tạo
S-75 Dvina là loại vũ khí phòng không được chế tạo để bảo vệ mục tiêu cố định như các thành phố, các khu công nghiệp, khu dân cư lớn, các căn cứ quân sự hay sở chỉ huy cố định.
Chiến công kỳ lạ của tên lửa cót ép do Việt Nam chế tạo
Vào năm 1965, Bộ đội Phòng không Việt Nam bắt đầu được trang bị những tổ hợp S-75M đầu tiên do Liên Xô viện trợ để bảo vệ bầu trời miền Bắc.
Chiến công kỳ lạ của tên lửa cót ép do Việt Nam chế tạo
Trong khi đó "Ra-cót" là cách gọi tên lửa giả do Bộ đội Công binh Quân chủng Phòng không - Không quân thiết kế, làm toàn bằng cót, tre nứa, không có thuốc phóng, thuốc nổ, đầu đạn. Sau này, Ra-cót còn được cải tiến bằng cách phủ kim loại kết hợp với tạo khói để nhử máy bay địch.
Chiến công kỳ lạ của tên lửa cót ép do Việt Nam chế tạo
Ra-cót là một mưu lược sáng tạo của Bộ đội Tên lửa Việt Nam trong tác chiến, các trận địa tên lửa giả của ta đã khiến nhiều máy bay địch trút bom sai mục tiêu mà cứ tưởng đã hoàn thành nhiệm vụ oanh tạc miền Bắc.
Chiến công kỳ lạ của tên lửa cót ép do Việt Nam chế tạo
Tháng 7/1965 chính là thời điểm Bộ đội Tên lửa của ta bất ngờ ra quân và giành thắng lợi ngay từ trận đánh đầu tiên.
Chiến công kỳ lạ của tên lửa cót ép do Việt Nam chế tạo
Trận thắng lịch sử này diễn ra trên đồi Dự và đồi chùa Ghề bên sông Đà (Hà Tây cũ), nơi Tiểu đoàn 63 và Tiểu đoàn 64 của Trung đoàn 236, Sư đoàn Phòng không Hà Nội đặt những bệ phóng để “nổi lửa” trận đầu.
Chiến công kỳ lạ của tên lửa cót ép do Việt Nam chế tạo
Tại đây, quả tên lửa đầu tiên mang số hiệu ILP-246 của Tiểu đoàn 63 đã rời bệ phóng rồi tiếp theo là 3 quả đạn của Tiểu đoàn 64. Chưa đầy một phút, thông qua điều khiển chính xác của 2 kíp chiến đấu, tín hiệu mục tiêu đã bị xóa sạch trên màn hiện sóng.
Chiến công kỳ lạ của tên lửa cót ép do Việt Nam chế tạo
Khi trận đánh kết thúc, hai Tiểu đoàn 63 và 64, được lệnh khẩn cấp di dời gấp 2/3 phương tiện, khí tài sang hai trận địa mới, nhường lại trận địa vừa đánh xong cho “hai tiểu đoàn khác”.
Chiến công kỳ lạ của tên lửa cót ép do Việt Nam chế tạo
Quân ta đã lập trận địa giả làm toàn bằng tre cót, nhưng hình dáng, màu sơn giống hệt như các quả đạn, bệ phóng thật vừa mới rút ra.
Chiến công kỳ lạ của tên lửa cót ép do Việt Nam chế tạo
Song song với việc “nhử mồi” đánh lừa địch bằng hai trận địa "Ra-cót", ta còn giăng một “cái bẫy” lớn bằng 120 nòng pháo cao xạ từ 37 đến 100 mm cùng hàng trăm nòng súng tầm thấp của dân quân, tự vệ được bố trí liên hoàn xung quanh trận địa giả để đón chờ địch.
Chiến công kỳ lạ của tên lửa cót ép do Việt Nam chế tạo
Đúng như dự đoán, ngày 27/7, đích thân Tổng thống Johnson ra lệnh cho Không quân Mỹ “đánh trả đũa, hủy diệt hai trận địa tên lửa Bắc Việt”. Mỹ tung vào trận này 50 máy bay, trong đó có 36 chiếc cường kích F-105 trực tiếp oanh tạc.
Chiến công kỳ lạ của tên lửa cót ép do Việt Nam chế tạo
Những chiếc F-105 “Thần sấm” từ Thái Lan bay sang, do bị mắc bẫy nên đã trút rất nhiều bom xuống các trận địa giả. Không những không đạt được mục đích, mà chúng còn bị sập bẫy của bộ đội và dân quân ta.
Chiến công kỳ lạ của tên lửa cót ép do Việt Nam chế tạo
Ngay từ phút đầu, các khẩu pháo phòng không và hàng trăm khẩu súng tầm thấp của ta đã đồng loạt nhả đạn nhằm vào đội hình của địch.
Chiến công kỳ lạ của tên lửa cót ép do Việt Nam chế tạo
Theo cuốn Từ thất bại đến thất bại: Cuộc chiến trên bầu trời Bắc Việt 1965 - 1966 của tác giả Jacob van Staaveren xuất bản tại Mỹ, được báo Quân đội Nhân dân trích dịch và đăng tải thì trong trận này, không quân Mỹ đã mất tới 6 chiếc F-105.
Chiến công kỳ lạ của tên lửa cót ép do Việt Nam chế tạo
Chiến công kỳ lạ của tên lửa cót ép do Việt Nam chế tạo
Chiến công kỳ lạ của tên lửa cót ép do Việt Nam chế tạo
Chiến công kỳ lạ của tên lửa cót ép do Việt Nam chế tạo
Chiến công kỳ lạ của tên lửa cót ép do Việt Nam chế tạo
Chiến công kỳ lạ của tên lửa cót ép do Việt Nam chế tạo
Chiến công kỳ lạ của tên lửa cót ép do Việt Nam chế tạo
Chiến công kỳ lạ của tên lửa cót ép do Việt Nam chế tạo
Chiến công kỳ lạ của tên lửa cót ép do Việt Nam chế tạo
Chiến công kỳ lạ của tên lửa cót ép do Việt Nam chế tạo
Chiến công kỳ lạ của tên lửa cót ép do Việt Nam chế tạo
Chiến công kỳ lạ của tên lửa cót ép do Việt Nam chế tạo
Chiến công kỳ lạ của tên lửa cót ép do Việt Nam chế tạo
Chiến công kỳ lạ của tên lửa cót ép do Việt Nam chế tạo
Chiến công kỳ lạ của tên lửa cót ép do Việt Nam chế tạo
Chiến công kỳ lạ của tên lửa cót ép do Việt Nam chế tạo