Cặp "sát thủ tàu ngầm" một thời của Không quân Hải quân Việt Nam

ANTD.VN - Trong quá khứ, lực lượng săn ngầm từ trên không của Việt Nam khá mạnh với trực thăng Ka-25 và máy bay cánh bằng Be-12.
Cặp
Theo cuốn Lịch sử Không quân Nhân dân Việt Nam, ngày 16/4/1980, Bộ Tư lệnh Quân chủng Không quân quyết định điều động toàn bộ phi đội tiêm kích MiG-19 (J-6) thuộc Trung đoàn 925 đang làm nghĩa vụ quốc tế tại Campuchia về nước.
Cặp
Các phi công của Trung đoàn 925 sau đó được phân công đi học chuyển loại tiêm kích MiG-21, trực thăng săn ngầm Kamov Ka-25 và thủy phi cơ săn ngầm Beriev Be-12.
Cặp
Cuối năm 1980, Tư lệnh Quân chủng Không quân ra quyết định thành lập các phi đội máy bay săn ngầm Be-12 và Ka-25 thuộc Trung đoàn Không quân 933 - Sư đoàn 372. Trong ảnh là trực thăng săn ngầm Ka-25 của Việt Nam tại Bảo tàng Phòng không - Không quân.
Cặp
Sang đầu năm 1981, 4 thủy phi cơ săn ngầm Be-12 đã được Liên Xô chuyển giao cho phía Việt Nam. Cũng trong năm này, chúng ta đã tiếp nhận đủ 15 trực thăng săn ngầm Ka-25.
Cặp
Ka-25 Hormon được Kamov thiết kế vào năm 1958, nó sử dụng rotor đồng trục để khử mô men xoắn do đó không cần cánh quạt đuôi. Kết cấu nhỏ gọn này đặc biệt phù hợp cho việc triển khai trên tàu chiến.
Cặp
Trực thăng Ka-25 thực hiện chuyến bay đầu tiên vào ngày 26/4/1963, chính thức ra mắt năm 1972 và được sản xuất trong giai đoạn 1965 - 1977 với số lượng khoảng 460 chiếc.
Cặp
Phi hành đoàn của Ka-25 gồm 4 người; máy bay có chiều dài 9,75 m; cao 5,37 m; đường kính rotor 15,74 m; trọng lượng rỗng 4.765 kg; trọng lượng cất cánh tối đa 7.500 kg.
Cặp
Động cơ lắp cho Ka-25 là loại Glushenkov GTD-3F 671 kW (900 mã lực) cho tốc độ tối đa 209 km/h; tốc độ hành trình 193 km/h; tầm hoạt động 400 km; trần bay 3.350 m; tải trọng vũ khí 1.900 kg gồm bom chìm hoặc ngư lôi chống ngầm. Hiện tại Việt Nam đã thay Ka-25 bằng Ka-28 tiên tiến hơn.
Cặp
Trong khi đó Beriev Be-12 Chayka là loại thủy phi cơ tuần tra hàng hải và chống tàu ngầm do Cục thiết kế Beriev phát triển từ cuối những năm 1950 và chính thức gia nhập biên chế năm 1963. Trong ảnh là tổ bay Be-12 của Việt Nam.
Cặp
Be-12 có đôi cánh giống hình cánh chim hải âu, đầu cánh là tàu nhỏ dạng phao có tác dụng giữ cân bằng khi cất, hạ cánh. Đáy của tàu phao cũng như phần bụng của máy bay được vuốt nhọn, giúp giảm bớt lực cản của nước khi cất cánh.
Cặp
Đuôi máy bay có dạng 3 nhánh với phần đuôi kéo dài để chứa thiết bị dò tìm từ trường, 2 cánh đuôi xếp thẳng đứng, đối xứng với nhau.
Cặp
Phi hành đoàn của Be-12 gồm 4 người, máy bay có chiều dài 30,11 m; cao 7,94 m sải cánh 29,84 m; trọng lượng rỗng 24.000 kg; trọng lượng cất cánh tối đa 36.000 kg.
Cặp
Động cơ turbine cánh quạt trang bị cho Be-12 là loại Ivchenko Progress AI-20D công suất 3.864 kW (5.180 mã lực) mỗi chiếc, cho tốc độ tối đa 530 km/h; tầm hoạt động 3.300 km; trần bay 8.000 m.
Cặp
Hệ thống điện tử của Be-12 gồm thiết bị định vị, thiết bị hỗ trợ hạ cánh trong điều kiện tầm nhìn kém và trong đêm, các hệ thống dò tìm tàu ngầm gồm: thiết bị định vị thủy âm (sonar) Baku và thiết bị dò tìm điểm từ trường bất thường (MAD) APM-56.
Cặp
Be-12 mang được tối đa 3.000 kg vũ khí gồm: ngư lôi tự dẫn âm thanh AT-1 hoặc AT-2 cỡ 450 và 533 mm cùng với bom chìm để tấn công tàu ngầm đối phương.
Cặp
Trong quá trình sử dụng, các máy bay Ka-25 và Be-12 liên tục được điều chuyển đầu mối quản lý từ không quân sang hải quân (tháng 4/1982) rồi lại quay về không quân (ngày 25/6/1984).
Cặp
Toàn bộ phi đội Ka-25 cũng như Be-12 của Việt Nam được cho là đã ngừng hoạt động từ cuối những năm 1980. Hiện nay chúng ta chỉ có thể nhìn thấy những chiếc Ka-25 trong bảo tàng, còn lại số Be-12 theo một vài nguồn tin thì đã được trả lại cho phía Liên Xô.
Cặp
Cặp
Cặp
Cặp
Cặp
Cặp
Cặp
Cặp
Cặp
Cặp
Cặp
Cặp
Cặp
Cặp
Cặp
Cặp
Cặp