Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy Hà Nội đua tài xử lý nhanh các tình huống cháy nổ ​

ANTD.VN - Nhằm xây dựng đội ngũ CBCS Cảnh sát PCCC thành phố Hà Nội làm công tác cứu nạn, cứu hộ tinh nhuệ, có khả năng đáp ứng, xử lý các tình huống sự cố, tai nạn phức tạp, khó khăn, Cảnh sát PCCC thành phố Hà Nội tổ chức Hội thi thể thao nghiệp vụ, cứu nạn, cứu hộ năm 2017, từ ngày 13-9 đến ngày 15-9, tại sân vận động Mỹ Đình, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Hội thi có các lực lượng tham gia mít tinh được huy động các lực lượng dân phòng gồm 12 đội của 12 quận nội thành; lực lượng PCCC cơ sở gồm 10 đội; lực lượng Cảnh sát PCCC thành phố Hà Nội gồm 15 Phòng Cảnh sát PC&CC quận, huyện cùng 1 xe Jeep, 2 xe mô tô chữa cháy , 4 xe chỉ huy, 10 xe chữa cháy, 16 xe cứu hộ , 4 xe thang và lực lượng, phương tiện tham gia diễu hành huy động của các đơn vị thuộc Cảnh sát PC&CC thành phố Hà Nội.

Tại Hội thi các đơn vị tham gia tranh tài với 3 môn thi thể thao nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại Quảng trường Sân vận động Mỹ Đình gồm các nội dung:

-       Chạy 100m vượt chướng ngại vật cứu nạn, cứu hộ.

-       Chạy tiếp sức 4x100m vượt chướng ngại vật cứu nạn, cứu hộ (CNCN).

-       Cứu nạn, cứu hộ trong môi trường có khói, khí độc.

         Đối với môn cứu nạn, cứu hộ dưới nước: tổ chức tại bể bơi của nhà thi đấu Bộ Công an (số 379 đường Nguyễn Xiển, huyện Thanh Trì, Hà Nội).

Phần thi Chạy 100m vượt chướng ngại vật, cứu nạn, cứu hộ, VĐV thi phải đeo bình khí thở trong suốt quá trình từ khi xuất phát đến khi đặt bình khí thở vào “ô đặt bình khí thở”. Toàn bộ bình khí thở (phần bình và giá đỡ) phải nằm trọn trong “ô đặt bình khí thở”. Thiết bị phá dỡ cầm tay được lắp sẵn mũi khóa và bộ phận búa đập ở vị trí khóa. VĐV sử dụng thiết bị phá dỡ cầm tay phá khóa cửa và vượt qua cửa, đặt thiết bị phá dỡ cầm tay vào “ô đặt thiết bị cầm tay”. Toàn bộ thiết bị phá dỡ cầm tay phải nằm trong “ô đặt thiết bị phá dỡ cầm tay”.

VĐV vượt qua thang ngang bằng tay, dùng hai tay treo người, chân không chạm đất lần lượt vượt qua từng nan thang. Trong quá trình vượt qua thang ngang, khi VĐV bị trạm chân xuống đất thì phải quay lại thực hiện động tác vượt qua thang ngang từ đầu. Động tác cõng “Người bị nạn”: VĐV nằm nghiêng người, lưng áp sát vào bên sườn phải hoặc trái “Người bị nạn”, dùng tay nắm lấy khuỷu tay trái hoặc phải “Người bị nạn” lật “Người bị nạn” nằm sấp lên lưng mình, tay còn lại nắm lấy khuỷu tay kia của “Người bị nạn” và đứng dậy chạy về đích.

Phần thi vượt chướng ngại vật cứu nạn, cứu hộ VĐV số 1 mang theo “ Vật tiếp sức” xuất phát chạy lên, nhảy qua 3 rào điền kinh; tiếp tục chạy đến vị trí thang ngang, vượt qua thang ngang bằng tay; chạy hết tuyến thi của mình, trao “Vật tiếp sức” cho VĐV số 2.

VĐV số 2 nhận “Vật tiếp sức” từ VĐV số 1, chạy lên sách thiết bị phá dỡ cầm tay; chạy đến mô hình cửu khóa, phá khóa, mở cửa đến đặt thiết bị phá dỡ cầm tay vào “ô đặt thiết bị phá dỡ cầm tay”, chạy lên xách 2 can nước và di chuyển qua hàng lốp, đặt hai can nước vào “vị trí đặt can nước”; chạy hết tuyến thi của mình , trao “Vật tiếp sức” cho VĐV số 3.

VĐV số 3 nhận “Vật tiếp sức” của VĐV số 2, chạy theo tuyến của mình đến vị trí đặt “mô hình không gian hạn chế”, di chuyển bên trong vượt qua mô hình không gian hạn chế chạy đến vị trí “Tường 2m”, vượt qua “Tường 2m” và chạy hết tuyến thi của mình, trao vật tiếp sức cho VĐV số 4. VĐV số 4 chạy theo tuyến thi của mình đến vị trí “Đường ống”, chui qua “Đường ống”; tiếp tục chạy lên vị trí cọc lửa thì chạy zíc zắc qua 5 cọc lửa; tiếp tục chạy lên vị trí có “Người bị nạn”, đặt “Vật tiếp sức” vào “ô đặt vật tiếp sức”, thực hiện động tác cõng “Người bị nạn” chạy tiếp hết tuyến thi của mình.

Phần thi cứu nạn, cứu hộ trong môi trường có khói khí độc. VĐV - Tổ trưởng ra mệnh lệnh chỉ huy đội triển khai nhiệm vụ; xác định vị trí phá khóa và vị trí VĐV số 1 đứng phá khóa; hỗ trợ đưa hình nộm về đích; chỉ đạo các VĐV thực hiện hoàn thành nhiệm vụ. VĐV số 1 chạy đến “Ô đặt phương tiện”, mang 1 thiết bị phá dỡ cầm tay chạy theo tổ trưởng đến vị trí cửa mô hình, thực hiện thao tác phá khóa, sau đó cùng với VĐV số 2 mở cửa di chuyển vào bên trong mô hình, đẩy cửa số 2, sau đó đẩy cửa số 3, trèo lên tiếp cận hình nộm, cùng với VĐV số 2 đưa hình nộm xuống qua cửa số 1 cho VĐV số 3 đỡ phía dưới; mang thiết bị phá dỡ cầm tay về đích.

VĐV số 2 chạy đến “Ô đặt phương tiện”, mang 1 mặt trùm lọc độc chạy theo Tổ trưởng đến vị trí của mô hình, sau khi VĐV số 1 phá xong khóa, cùng với VĐV số 1 mở cửa vào bên trong mô hình, trèo lên tiếp cận hình nộm, đeo mặt trùm lọc độc cho hình nộm, cùng với VĐV số 1 đưa hình nộm ra phía cửa số 4, cùng với VĐV số 1 đưa hình nộm qua cửa số 1 cho VĐV số 3 đỡ phía dưới; cùng các VĐV khác đưa hình nộm bằng cáng về đích. VĐV số 3 chạy đến “Ô đặt phương tiện”, lấy 01 cáng cứu thương chạy theo Tổ trưởng đến vị trí của mô hình, sau khi VĐV số 1 phá xong khóa, VĐV số 1,2 mở cửa di chuyển vào bên trong mô hình thi, chờ tại cửa số 1, đỡ hình nộm do VĐV số 1,2 đưa xuống; cùng VĐV Tổ trưởng đưa hình nộm ra ô để cáng cứu thương, đặt lên cáng cứu thương, cùng với các VĐV khác đưa hình nộm bằng cáng về đích.

Phần thi cứu nạn, cứu hộ dưới nước VĐV số 1 thực hiện động tác tiếp nước bằng chân, bơi ếch hoặc trườn sấp ngẩng cao đầu, khi đến vị trí cách hình nộm nổi đứng khoảng 1,5m đến 2m thì lặn xuống vòng qua về phía sau hình nộm nổi đứng, hai tay nâng cằm hình nộm bơi ếch ngửa về cuối bể, đưa hình nộm lên trên thành bể, giao cho số 2 mang về vị trí đặt người bị nạn; sau đó lên thành bể chạy về phía cuối tuyến giúp VĐV số 2 đưa hình nộm về vị trí đặt hình nộm.

VĐV số 2 sau khi đưa hình nộm về vị đặt người bị nạn thì thực hiện động tác tiếp nước bằng chân , bơi ếch hoặc trườn sấp ngẩng cao đầu, khi đến vị trí cách hình nộm chìm khoảng 1,5m đến 2m thì lặn xuống tiếp cận hình nộm đưa lên mặt nước, hai tay nâng cằm hình nộm bơi ếch ngửa về cuối bể, đưa hình nộm lên trên mặt bể, giao cho VĐV số 1 mang về vị trí đặt hình nộm.

Hội thi là dịp để CBCS làm công tác cứu nạn, cứu hộ nâng cao thể lực, trình độ, kỹ thuật, chiến thuật cứu nạn, cứu hộ; tạo khí thế thi đua sôi nổi trong phong trào học tập, tập luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ, đồng thời làm nơi gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm chuyên môn nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ giữa các đơn vị trong Cảnh sát PC&CC thành phố.