- Xử phạt người phụ nữ vi phạm khi sử dụng mạng xã hội Facebook
- Nam Em bị triệu tập sau hàng loạt buổi livestream gây náo loạn mạng xã hội, không quên PR bán hàng
Người dùng mạng xã hội cần sử dụng các công cụ ngăn chặn nội dung nhạy cảm khi cần thiết |
Lạm dụng nội dung nhạy cảm là hành vi sử dụng thông tin mang tính cá nhân cao của người dùng để đe dọa hoặc dùng cho mục đích ngoài ý muốn của họ. Sức lan tỏa của các nền tảng mạng xã hội hiện nay đang biến các trang này trở thành phương tiện cho kẻ xấu tiếp cận và lợi dụng mối quan hệ tưởng chừng thân thiết để chiếm dụng các thông tin bảo mật.
Nhằm ngăn chặn các hành vi lạm dụng thông tin cá nhân và bảo vệ dữ liệu người dùng, Meta vừa thi hành các các chính sách cấm chia sẻ hoặc đe dọa chia sẻ nội dung nhạy cảm khi không có sự đồng ý. Bên cạnh đó, khuyến khích người dùng hành động kịp thời nếu nội dung nhạy cảm của họ có nguy cơ phát tán qua các nguồn lực và công cụ hỗ trợ.
Trên các nền tảng như Facebook, Instagram, Messenger, Meta thực thi các quy tắc nghiêm ngặt nhằm ngăn chặn hành vi phát tán nội dung nhạy cảm của người khác. Bên cạnh cách quy tắc này, Meta cũng khuyến khích người dùng báo cáo khi bắt gặp nội dung mà họ cho là vi phạm các quy tắc của nền tảng.
Để chống lại các hành vi gây hại có chủ đích này, nền tảng mạng xã hội này đã lập ra đội ngũ chuyên trách để điều tra và loại bỏ những đối tượng vi phạm quy định, cũng như báo cáo với cơ quan chức năng, đồng thời xây dựng hệ thống tự động với khả năng phát hiện và gỡ các tài khoản vi phạm quy tắc trên quy mô lớn.
Đối với người dùng thanh thiếu niên, Meta cũng ngăn chặn người lạ tiếp cận các em qua một số công cụ như: mặc định đặt tài khoản của trẻ ở chế độ riêng tư khi tham gia Instagram; hạn chế người lạ trên 19 tuổi gửi tin nhắn riêng tư cho thanh thiếu niên trên Instagram; cài đặt tin nhắn mặc định nghiêm ngặt hơn dành cho trẻ dưới 16 tuổi trên Instagram và Messenger; và giới hạn loại, số lượng tin nhắn trực tiếp mà người lạ có thể gửi cho tài khoản Instagram của người dùng.
Bên cạnh đó, sử dụng công nghệ để xác định và ngăn chặn những người lớn đáng nghi tìm, theo dõi và tương tác với tài khoản của thanh thiếu niên, đồng thời không đề xuất tài khoản của trẻ cho những người lạ này.
Cách ứng phó với hành vi lạm dụng nội dung nhạy cảm:
Nếu người dùng không may rơi vào nguy cơ bị đe dọa phát tán nội dung nhạy cảm, Meta khuyến nghị làm theo các hướng dẫn:
Nắm quyền kiểm soát: Hiếm có trường hợp nào người dùng có thể ngăn được kẻ xấu tiếp tục đe dọa bằng cách đáp ứng yêu cầu hoặc đưa tiền cho chúng. Người dùng có thể tìm sự trợ giúp bằng cách làm theo các bước dưới đây.
Trò chuyện với người mình tin tưởng: Khi rơi vào nguy cơ bị phát tán nội dung nhạy cảm, người dùng có thể sẽ hoảng loạn và không đưa ra quyết định đúng đắn. Trong tình huống đó, những người quen như phụ huynh, bạn thân hay giáo viên sẽ là những người đáng tin tưởng để chia sẻ vấn đề và tìm cách giải quyết.
Nếu không thể nói chuyện với người mình quen biết, người dùng có thể tham khảo phần hỗ trợ khủng hoảng trong Trung tâm an toàn của Meta để tìm trợ giúp từ các tổ chức lân cận.
Báo cáo cho các nền tảng mạng xã hội: Khi có nguy cơ bị đe dọa, người dùng nên lập tức báo cáo nội dung qua các trung tâm trợ giúp của nền tảng Facebook và Instagram.
Sử dụng nền tảng Take It Down để ngăn chặn thông tin phát tán: Take It Down là dịch vụ miễn phí hoạt động với mục đích ngăn chặn hành vi lan truyền nội dung nhạy cảm với mục đích xấu. Với nền tảng này, người dùng có thể báo cáo ẩn danh và không phải gửi hình ảnh hoặc video mang tính cá nhân cao của mình cho người quen để nhờ họ giúp gỡ bỏ.
Nội dung qua chỉnh sửa hoặc do AI tạo cũng áp dụng chính sách tương tự như các nội dung khác: Nếu người dùng bị đe dọa bởi nội dung do AI tạo ra, họ nên báo cáo vụ việc cho các trang mạng xã hội tương ứng và nền tảng Take It Down để được hỗ trợ.