Các vaccine Covid-19 vẫn có hiệu quả bảo vệ đối với biến thể Delta

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
ANTD.VN - Delta là biến thể giữ một số đột biến “thành công nhất” được tìm thấy trong các biến thể của virus SARS-CoV-2 trước đó và chứa những thay đổi di truyền mới cho phép nó lây lan nhanh gấp đôi.
Các nhà khoa học, chuyên gia y tế nhấn mạnh rằng các vaccine Covid-19 vẫn có hiệu quả bảo vệ đối với biến thể Delta

Các nhà khoa học, chuyên gia y tế nhấn mạnh rằng các vaccine Covid-19 vẫn có hiệu quả

bảo vệ đối với biến thể Delta

Khả năng lây nhiễm sang nhiều người khác

Khi đại dịch Covid-19 bắt đầu, virus SARS-CoV-2 lây nhiễm trung bình từ 2 đến 3 người. Hiện nay, những người bị nhiễm biến thể Delta lây nhiễm cho 6 người. Biến thể Delta khiến người nhiễm mang thời gian ủ bệnh là 4 ngày, thay vì 6 ngày, khiến nguy cơ lây nhiễm cao hơn. Theo Covariants.org (một công ty nghiên cứu ở Bern, Thụy Sĩ), tính đến tuần này, biến thể Delta đã gây ra ít nhất 92% ca nhiễm mới ở Mỹ.

Các nhà khoa học đã xác định được trình tự các đột biến của Delta nhưng vẫn đang cố gắng cơ chế hoạt động của nó. Nhà virus học Angela Rasmussen thuộc Tổ chức vaccine và bệnh truyền nhiễm của trường Đại học Saskatchewan (Mỹ) cho biết. “Ở biến thể Delta, những đột biến giống nhau xuất hiện lặp đi lặp lại và độc lập”. Tiến sĩ Eric Topol, Giám đốc Viện Nghiên cứu khoa học y sinh Scripps (Mỹ) cho biết, mặc dù biến thể Delta không gây chết người nhiều hơn các biến thể khác, nhưng nó có thể gây ra tỉ lệ tử vong cao vì khả năng lây nhiễm sang nhiều người khác.

Biến thể Delta dưới góc nhìn khoa học

Các đột biến ở biến thể virus gọi là protein gai, nhô ra khỏi bề mặt của virus giống như chiếc gai và phân chia. Virus SARS-CoV-2 sử dụng protein gai để xâm nhập vào các tế bào của con người và những thay đổi trong gai có thể giúp virus tránh được các kháng thể.

Các nhà khoa học, chuyên gia y tế tin rằng, một trong những khu vực quan trọng nhất của sự tăng đột biến là vùng liên kết thụ thể, một phần cụ thể của protein cho phép virus bám vào thụ thể trên bề mặt tế bào con người. Thụ thể giống như các ổ cắm hoặc trạm nối cho phép các protein tương tác với tế bào. Một khi virus xâm nhập vào tế bào, nó có thể gây ra sự tàn phá, chiếm đoạt bộ máy di truyền của tế bào và biến nó thành một nhà máy sản xuất virus.

Biến thể Delta thiếu đi 2 đột biến so với các biến thể trước đó. Delta không có đột biến gai N501Y được tìm thấy trong các biến thể Alpha, Beta và Gamma, vốn cho phép chúng xâm nhập tế bào thành công hơn virurs gốc. Đột biến đó đã thay đổi một axít amin - một khối cấu tạo của protein - trong vùng liên kết thụ thể. Delta cũng thiếu đột biến E484K, vốn đã tạo ra biến thể Gamma đáng lo ngại. Sự thay đổi di truyền này, còn được gọi là “Eek”, cho phép virus lây nhiễm cho cả những người đã được tiêm chủng. “Chữ “D” trong Delta là viết tắt của “Different” (khác biệt) và “Detour” (đường vòng) dẫn đến một con đường đột biến gene khác.

Giống như tất cả các biến thể đã được xác định đang lưu hành, biến thể Delta chứa một đột biến gai được gọi là D614G, còn được gọi là “Doug”. Các nhà khoa học tin rằng Doug làm tăng độ mật của protein gai trên bề mặt của virus và giúp virus nhập vào tế bào dễ dàng hơn. Delta cũng có một đột biến gai được gọi là P681R, gần giống với đột biến trong biến thể Alpha gây ra tải lượng virus cao hơn ở bệnh nhân.

Những người nhiễm biến Delta có thể có lượng virus trong đường hô hấp cao gấp 1.000 lần, điều này khiến họ có khả năng lây nhiễm virus rất cao khi thở, ho hoặc nói chuyện. Một đột biến khác ở biến thể Delta - cũng được tìm thấy ở biến thể Kappa và Epsilon - được gọi là L452R. Các thí nghiệm cho thấy đột biến này cũng gây ảnh hưởng đến vùng liên kết thụ thể, gây ngăn cản kháng thể vô hiệu hoá virus. Những đột biến nói trên dường như trở nên đáng sợ hơn khi tồn tại cùng một nhóm thay vì một mình.

Biến thể Delta đang đẩy lùi nỗ lực chống dịch Covid-19 ở một số quốc gia Đông Nam Á

Biến thể Delta đang đẩy lùi nỗ lực chống dịch Covid-19 ở một số quốc gia Đông Nam Á

Vaccine làm chậm sự tiến hóa của các biến thể

Tiến sĩ Eric Topol, Giám đốc Viện Nghiên cứu khoa học y sinh Scripps (Mỹ) cho biết: “Biến thể Delta nguy hiểm nhưng không có nghĩa là “diệt vong” (Death)” và nhấn mạnh rằng “các vaccine Covid-19 hiện có hầu như vẫn có hiệu quả bảo vệ đối với biến thể Delta”.

Theo cơ chế hoạt động, vaccine bảo vệ con người khỏi Covid-19 bằng cách cung cấp cho cơ thể họ các kháng thể tự gắn vào protein đột biến, ngăn không cho virus xâm nhập vào tế bào. Bằng cách giảm đáng kể số lượng virus xâm nhập vào tế bào, vaccine có thể người bệnh ngăn chặn nguy cơ phát triển bệnh nặng và giúp ít lây nhiễm sang người khác.

Giáo sư vi sinh vật tiến hóa Bedford cho biết, cách tốt nhất để làm chậm sự tiến hóa của các biến thể là chia sẻ vaccine với thế giới, tiêm chủng cho càng nhiều người càng tốt. Bởi vì virus chỉ trải qua những thay đổi di truyền khi chúng lây lan từ vật chủ này sang vật chủ khác, việc ngừng truyền nhiễm sẽ khiến chúng không có cơ hội đột biến.

Biến thể Delta lây lan gần như khắp Indonesia

Theo người phát ngôn của Bộ Y tế Indonesia Siti Nadia Tarmizi, kết quả nghiên cứu mẫu bệnh phẩm mới đây cho thấy biến thể Delta đã lây lan tại hầu khắp quốc gia Đông Nam Á. Cụ thể, phát biểu với Hãng thông tấn Antara, bà Siti Nadia Tarmizi cho biết: “Biến thể Delta chiếm tới 86% mẫu bệnh phẩm được xem xét trong 60 ngày qua tại 24 tỉnh thành. Do vậy, có thể nói rằng nó đã lây lan gần như khắp Indonesia”. Bà Siti cho biết thêm, mạng lưới các phòng xét nghiệm giải trình tự gene thuộc Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển Y tế hiện đang tiếp tục nghiên cứu sự phân bố của các biến thể Covid-19 tại Indonesia.

Từ đầu năm 2021 đến ngày 28-7, Indonesia đã gửi 3.651 kết quả giải trình tự gene cho cơ sở dữ liệu toàn cầu. Nghiên cứu cho rằng Indonesia cần cảnh giác về 3 trong số 4 biến thể đáng quan ngại theo danh sách của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) gồm Alpha, Beta và Delta. Bà Siti Nadia Tarmizi lưu ý rằng kết quả nghiên cứu trên đáng được quan tâm do nguy cơ lây nhiễm Covid-19 ở Indonesia vẫn còn rất cao.

Nhằm ngăn chặn sự lây lan, Chính phủ đang tăng cường công tác xét nghiệm và truy vết, đặc biệt là ở những khu vực đông dân cư. Mục tiêu đặt ra là tiến hành 300.000-500.000 xét nghiệm mỗi ngày. Ngoài ra, Chính phủ Indonesia cũng đang đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng nhằm tăng khả năng miễn dịch của cơ thể. Vaccine có thể giúp giảm nguy cơ mắc, biến chứng nặng, thậm chí tử vong ở các bệnh nhân Covid-19.

Thủ đô Phnom Penh xuất hiện biến thể Delta

Bộ Y tế Campuchia thông tin, đêm 1-8, chỉ trong hai ngày cuối tuần qua, Campuchia đã phát hiện tổng cộng 109 ca nhiễm biến thể Delta và biến thể nguy hiểm có tốc độ lây lan cao của virus SARS-CoV-2 đã xuất hiện tại Thủ đô Phnom Penh với 5 trường hợp. Cụ thể, Phnom Penh là địa phương thứ 5 của Campuchia có các ca nhiễm biến thể Delta, sau 4 tỉnh Oddar Meanchey, Preah Vihear, Siem Reap và Kampong Thom. Trước đó, tính đến ngày 27-7, Bộ Y tế Campuchia đã báo cáo về 114 ca mắc Covid-19 nhiễm biến thể Delta.

Con số này đã tăng lên 223 ca tính đến ngày 1-8. Trong số 5 ca nhiễm biến thể Delta được phát hiện tại Thủ đô Phnom Penh có 3 người là lao động Campuchia trở về từ Thái Lan, một người Malaysia nhập cảnh và một công nhân vệ sinh. Tại tỉnh Kandal nằm sát Thủ đô Phnom Penh, Tỉnh trưởng Kong Sophoan cũng thông báo có 2 bệnh nhân nhiễm biến thể Delta, trong đó có một người làm việc tại Thủ đô Phnom Penh.

Bên cạnh nỗi lo hiện hữu về biến thể Delta, thì diễn biến dịch Covid-19 nói chung tại Campuchia ngày 2-8 có thông tin tích cực về số ca mắc mới giảm, bao gồm cả ca lây nhiễm cộng đồng và ca nhập cảnh. Đây là dấu hiệu cho thấy việc gia tăng các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 một cách quyết liệt của Chính phủ Campuchia như giới nghiêm các thành phố và phong tỏa 8 tỉnh biên giới với Thái Lan bắt đầu phát huy tác dụng.

Theo thông cáo ngày 2-8 của Bộ Y tế Campuchia, nước này phát hiện 560 ca mắc Covid-19 trong 24 giờ qua và là lần đầu tiên trong hai tuần trở lại đây, số ca mắc Covid-19 nhập cảnh ở dưới mức 200 ca, cụ thể là 169 ca. Tính đến ngày 2-8, Campuchia phát hiện tổng cộng 78.474 ca mắc Covid-19, trong đó 71.517 người đã khỏi bệnh và 1.442 người tử vong.

Trong diễn biến liên quan, ngày đầu tiên triển khai chiến dịch tiêm vaccine Covid-19 cho thanh thiếu niên từ 12-17 tuổi tại Campuchia, có 36.830 người đã được tiêm phòng bằng vaccine Sinovac của Trung Quốc. Phát biểu khai mạc chiến dịch tiêm phòng cho thanh thiếu niên tại Cung Hòa Bình (Phnom Penh), Thủ tướng Campuchia Hun Sen nói rằng với việc thực hiện chiến dịch này, Campuchia sẽ tính tới việc mở cửa lại trường học, ít nhất là từ cấp trung học, để học sinh có thể bắt đầu năm học 2021-2022 vào tháng 9 hoặc tháng 10 tới.