Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Tháo gỡ vướng mắc trong dạy văn hóa tại các trường nghề ngay kỳ họp này

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
ANTD.VN - Về vướng mắc trong việc dạy văn hóa đối với học sinh cấp THCS, cấp PTTH trong các trường nghề, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cam kết sẽ tháo gỡ xong tại kỳ họp này. 

Phát biểu giải trình về một số vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết, các chính sách an sinh xã hội thực hiện thời gian qua đã được thể hiện rất cụ thể trong Báo cáo mà Thủ tướng Chính phủ đã trình bày.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh, cùng với những thành tựu về kinh tế, thời gian vừa qua với sự chỉ đạo chặt chẽ, sát sao của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, sự đồng hành của Quốc hội và sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các địa phương, các lĩnh vực an sinh xã hội đã được được triển khai kịp thời, thiết thực và hiệu quả.

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung phát biểu giải trình

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung phát biểu giải trình

Các chính sách ưu đãi đối với người có công, bảo trợ xã hội, người yếu thế, người nghèo đều được quan tâm thông qua việc Nhà nước ban hành các chính sách, các thể chế về vấn đề này và có nhiều chính sách hỗ trợ vượt trội. Chúng ta đã có nhiều chủ trương, giải pháp nhằm chăm sóc, hỗ trợ người dân, người cao tuổi, phụ nữ sinh con và trẻ em bị tác động bởi đại dịch COVID - 19, nhất là trẻ em mồ côi. Nhiều chính sách hỗ trợ chưa từng có tiền lệ đã được Đảng, Quốc hội, Chính phủ quyết định.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho rằng, những chính sách này đã góp phần rất quan trọng để ổn định lòng dân, thu hút người lao động quay trở lại làm việc, phục hồi và phát triển kinh tế tạo nên kết quả ngày hôm nay.

Quang cảnh phiên thảo luận

Quang cảnh phiên thảo luận

Về công tác giáo dục nghề nghiệp, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung khẳng định đã có chuyển biến tích cực hơn về cả quy mô lẫn chất lượng. Người học nghề tăng lên, nhận thức xã hội của gia đình, của người học có chuyển biến, đào tạo chất lượng cao được chú trọng hơn.

Điều đáng mừng là kỹ năng nghề của người lao động Việt Nam được tăng cường, tỷ lệ lao động có việc làm phù hợp với ngành nghề, trình độ đào tạo được tăng lên, lao động Việt Nam tham gia vào công tác quản lý trong các doanh nghiệp FDI tăng nhanh và chúng ta đã đảm nhận nhiều vị trí, lĩnh vực việc làm phức tạp mà trước đây đều phải do chuyên gia nước ngoài đảm nhận, nhất là các lĩnh vực cơ điện tử, hàn, viễn thông, dầu khí.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cũng thừa nhận, nhìn chung về công tác đảm bảo an sinh xã hội và các chính sách xã hội, giảm nghèo bền vững của chúng ta còn nhiều thách thức.

Về vướng mắc trong việc dạy văn hoá với học sinh cấp THCS, cấp PTTH trong các trường nghề, theo Bộ trưởng, vấn đề này đã kéo dài nhiều năm, được chất vấn trước Quốc hội nhưng chưa được tháo gỡ.

Hiện có 63/63 địa phương tiến hành tổ chức cho các trường dạy nghề đồng thời dạy văn hoá. Cả nước có 625 trường nghề vừa học nghề vừa học văn hoá với trên 400.000 học sinh theo học. Điều này phù hợp với quy định hiện hành, đã được áp dụng triển khai trong nhiều năm và một số nước tiên tiến trên thế giới cũng đã áp dụng như Đức, Úc Nhật…

“Bộ đã báo cáo về vấn đề trên với Thủ tướng Chính phủ và tối qua Thủ tướng đã yêu cầu 3 bộ là Bộ GDĐT, Bộ LĐ, TB&XH, Bộ NN&PTNT cùng tập trung tháo gỡ. Tôi cũng đã trao đổi với Bộ trưởng Bộ GDĐT quyết tâm trong kỳ họp này tháo gỡ xong” - Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh.