- Sẽ đầu tư mở rộng cầu Xương Giang, Như Nguyệt trên cao tốc Hà Nội- Bắc Giang
- Quá nhiều bất cập, cao tốc Hà Nội- Bắc Giang trở lại cấp quốc lộ
- Tổng cục Đường bộ Việt Nam lên tiếng vụ BOT Đèo Ngang thu phí vượt 88 tỷ đồng
Bộ GTVT vừa có văn bản gửi Bộ KH-ĐT, Bộ Tài chính đề xuất dự án mở rộng một số cầu, hầm trên tuyến quốc lộ 1A sử dụng vốn vay ODA của Chính phủ Hàn Quốc.
Văn bản do Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông ký cho biết, Bộ GTVT đang khẩn trương thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư các dự án dự kiến trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025, bao gồm các dự án dự kiến sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, nhằm đáp ứng nhu cầu giao thông vận tải, phục vụ phát triển KT-XH, quốc phòng - an ninh trong thời gian tới.
Bộ GTVT lên kế hoạch mở rộng hầm Đèo Ngang nối Hà Tĩnh với Quảng Bình |
Theo đó, Bộ GTVT xác định sẽ tập trung vào các dự án trọng điểm, liên kết vùng, có tác động lan tỏa, thúc đẩy phát triển KT-XH như: Hệ thống các trục đường cao tốc, đường vành đai đô thị… trong đó có dự án mở rộng một số cầu, hầm trên QL1A.
Bộ GTVT cũng đề xuất dự án sử dụng vốn vay ODA của Chính phủ Hàn Quốc thông qua Quỹ hợp tác phát triển kinh tế (EDCF).
Việc đầu tư dự án nhằm từng bước hoàn thiện quy hoạch giao thông vận tải đối với QL1A, đảm bảo quy mô 4 làn xe cơ giới, nâng cao khả năng kết nối và năng lực khai thác của QL1A; giảm thiểu ùn tắc và tai nạn giao thông, góp phần phục vụ phát triển KT-XH và đảm bảo an ninh quốc phòng trong khu vực.
Dự án sẽ tiến hành xây dựng mới một số công trình trên QL1A, gồm: Cầu Xương Giang bắc qua sông Thương (tỉnh Bắc Giang), cầu Như Nguyệt bắc qua sông Cầu (tỉnh Bắc Ninh), cầu Gianh bắc qua sông Gianh (tỉnh Quảng Bình), cầu Quán Hàu bắc qua sông Nhật Lệ (tỉnh Quảng Bình), hầm Đèo Ngang kết nối Hà Tĩnh và Quảng Bình.
Dự kiến tổng mức đầu tư dự án khoảng 2.223 tỷ đồng, tương đương hơn 96 triệu USD. Cơ cấu nguồn vốn gồm: Vốn vay ODA của EDCF khoảng 1.839 tỷ đồng (hơn 79 triệu USD) và vốn đối ứng trong nước 384 tỷ đồng (hơn 16 triệu USD).
Bộ GTVT giao Ban QLDA2 là đơn vị lập đề xuất dự án, thời gian thực hiện dự án khoảng 4 năm sau khi hiệp định tài trợ có hiệu lực (dự kiến từ 2022 - 2026).
“Bộ GTVT đề nghị Bộ KH-ĐT tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt đề xuất dự án mở rộng một số cầu, hầm trên QL1A sử dụng vốn vay ODA của Chính phủ Hàn Quốc thông qua Quỹ hợp tác phát triển kinh tế.