Biết là trả giá đắt nhưng Nga vẫn phải triển khai tàu sân bay đến Syria

ANTD.VN - Một trong những vũ khí uy lực điều tới Syria đó chính là tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov. Tuy nhiên nhiều chuyên gia nhận định, để thể hiện sức mạnh, Nga đã chấp nhận đánh cược rủi ro.

Từ lâu, tàu sân bay là một biểu tượng sức mạnh của hải quân các nước trong đó có Nga. Nếu như Mỹ có tới 10 tàu sân bay thì Nga, Pháp, Trung, Ấn chỉ có một chiếc, và tất cả những chiếc này vẫn bị đánh giá là "chiếu dưới'' khi so với tàu sân bay Mỹ.

 Chỉ duy trì một chiếc tàu sân bay có từ thời Liên Xô, nhưng Nga cũng được cho là nhiều lúc "dở khóc dở cười" vì siêu tàu sân bay này.

Thải khói đen mịt mù, hoặc động cơ chết bất tử là những việc thường như cơm bữa đối với tàu sân bay này của Nga.

Nếu như tàu sân bay Mỹ luôn có đội tàu khu trục mạnh mẽ hộ tống thì tàu Nga lại không thể thiếu vai trò của tàu cứu kéo phòng khi động cơ trên tàu sân bay trục trặc.

Hình ảnh các siêu tiêm kích Su-33 trên tàu sân bay của Nga.

Loại tiêm kích hạm mới nhất và mạnh nhất của Nga hiện nay, MiG-29K.

Trực thăng chống ngầm Ka-27 nằm trong biên chế của tàu sân bay Nga.

Hiện tại tàu sân bay Nga đang duy trì hoạt động hỗn hợp cả Su-33 và MiG-29K.

Việc điều tàu sân bay sang chiến trường Syria của Nga được cho là mang ý nghĩa tượng trưng sức mạnh nhiều hơn là ý nghĩa thực chiến.

Không như tàu sân bay Mỹ sử dụng máy phóng hơi nước, tàu sân bay Nga vẫn sử dụng kiểu cất cánh nhảy cầu, điều này hạn chế tầm hoạt động của các tiêm kích triển khai.

Nếu so với việc sử dụng máy bay tiêm kích cất cánh tại căn cứ trên đất Syria thì hiệu quả chiến đấu của các tiêm kích hạm kém xa.

Mặt khác tải trọng vũ khí của máy bay tiêm kích hạm cũng không thể bằng các tiêm kích cất cánh trên mặt đất. 

Ngoài yếu tố động cơ và cất cánh kiểu nhảy cầu, thì sức tự vệ của tàu sân bay Nga lại vượt trội so với tàu sân bay các nước khác. Đúng ra theo định nghĩa của người Nga, họ gọi tàu Đô đốc Kuznetsov là tuần dương hạm mang máy bay, với kho tên lửa khủng khiếp ngay bên dưới đường băng, nó đủ sức tự vệ trên đại dương mà không cần tàu khu trục nào đi hộ tống.