Bi kịch của những người Afghanistan từ bỏ quê hương lại bị "thiên đường" chối bỏ

ANTD.VN -Bị các nước châu Âu trục xuất sau chuỗi ngày tha hương thảm hại, những người tị nạn Afghanistan buộc phải quay về đất nước được coi là hỗn loạn và nguy hiểm chỉ sau Syria. “Địa ngục trần gian” nào đang chờ đợi họ?

Hành trình của người tị nạn Afghanistan đến châu Âu không hề dễ dàng. Một phần trên chặng đường xuyên qua 3-4 quốc gia, họ phải đi bộ

Đó là một hành trình có cả máu và nước mắt. Trong ảnh: Người tị nạn Afghanistan chờ đợi ở biên giới Hungari để được đưa đến một trung tâm tiếp nhận

Dù vậy, rất nhiều người bị từ chối cho tị nạn lại các quốc gia châu Âu với nhiều lý do khác nhau, trong đó có sức khỏe

Có khoảng 3.200 đến 9.400 người tị nạn bị các nước châu Âu trục xuất trong khoảng thời gian 2015-2016, gồm cả trẻ em. Chính phủ các nước châu Âu bị cáo buộc là đã “nhắm mắt, bịt tai” đối với những hiểm nguy mà người tị nạ có thể gặp phải khi hồi hương

Abdul Bari, một người tị nạn Afghanistan vẫn bị buộc hồi hương dù đã phục vụ trong quân đội Anh. “Họ bắt chúng tôi về đó để bị giết”, Bari giận dữ.

Thực chất là một số nước châu Âu đã thực thi chính sách trả phí cho những người “tự nguyện” hồi hương. Họ sẽ được nhận khoản tiền chừng 10.700 euro.

Song việc làm này cũng vẫn bị lên án là vi phạm nhân quyền, vì quay về Afghanistan ở thời điểm này không khác gì lao đầu vào chỗ chết

Đức, Hy Lạp, Thụy Điển, Anh và Nauy là 5 quốc gia có nhiều người tị nạn Afghanistan phải hồi hương nhiều nhất

Trong năm 2016, 785 người tị nạn Afghanistan ở Anh đã bị buộc phải về nước

Một người đàn ông rời sân bay quốc tế Kabul sau chuyến bay về từ Đức

Quay về đất nước tức là phải đối mặt với những cuộc đánh bom đẫm máu. 3.438 người đã bị giết ở Afghanistan trong năm 2017 và gấp đôi số đó bị thương sau các vụ tấn công.

Thủ đô Kabul hiện được coi là khu vực chết chóc nhất Afghanistan, nơi thường xuyên xảy ra các vụ tấn công liều chết nhằm vào thường dân

Bất cứ ai cũng có nguy cơ trở thành nạn nhân của một vụ đánh bom liều chết

Quay về cũng có nghĩa là đối mặt với đói nghèo, còn trẻ em không được đến trường

Chính vì vậy, nhiều cuộc biểu tình đã nổ ra ở một số nước châu Âu nhằm phản đối chính sách trục xuất người tị nạn, song hầu hết không đem lại hiệu quả như mong đợi