Bí ẩn loại bom Nga vừa ném hủy diệt khủng bố tại Syria

ANTD.VN - Lực lượng Không quân vũ trụ Nga đã dội bom xuống nhóm khủng bố HTS, một nhánh của Al-Qaeda tại bắc Hama, Syria. Đáng chú ý trong cuộc tấn công này một loại bom được Nga sử dụng rất giống với bom Napalm, một loại vũ khí bị cấm theo công ước Liên Hiệp Quốc.

Hình ảnh trong đoạn video cho thấy các cuộc không kích của máy bay ném bom Nga vào những mục tiêu của khủng bố HTS tại thành phố Kafr Zayta và Lataminah, bắc Hama, Syria.

Có ít nhất 100 cuộc không kích đã diễn ra, nhiều trong số đó đã tấn công vào những mục tiêu của khủng bố HTS. Hình ảnh tại hiện trường cho thấy loại bom Nga sử dụng rất giống với bom Napalm. Những cột lửa phóng vút lên và tỏa ra xung quanh.

Sự trả đũa của Nga đối với HTS được tiến hành sau tuyên bố cuối tuần qua của Tổng thống Nga Vladimir Putin, trong đó ông khẳng định: “Nếu những kẻ khủng bố lại ngóc đầu dậy, chúng tôi sẽ tấn công chúng bằng hỏa lực mà chúng chưa bao giờ thấy”.

Napalm là một loại bom cháy có nhồi hỗn hợp muối nhôm naphthenic và axit palmitic, khi nổ tạo ra nhiệt độ lên đến 1.200 độ C.

 Loại bom cháy này là một vũ khí kinh hoàng, nó gây bỏng rất nặng và giết chết nạn nhân một cách nhanh chóng trong nỗi đau đớn tột cùng. 

Những người may mắn sống sót khi bị bỏng bởi bom napalm cũng phải trải qua nỗi đau đớn khủng khiếp nhất

Napalm là chất lỏng dễ cháy, có thành phần chính gồm chất tạo keo và xăng cô đặc. 

Loại vũ khí này được phát triển tại phòng thí nghiệm bí mật của đại học Harvard vào năm 1942, là sản phẩm của nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi tiến sĩ Louis Fieser.

Hình ảnh một số loại bom Nga sử dụng trong cuộc chiến tại Syria.

Hình ảnh em bé Syria từng bị bỏng bởi sức nóng của bom đạn trong cuộc chiến tại Syria.

Napalm được triển khai lần đầu tiên tại chiến trường châu Âu trong Thế chiến II, ban đầu nhằm tấn công cơ sở hạ tầng và sau đó là gây sát thương cho sinh lực đối phương. 

Loại vũ khí này có giá rất rẻ và dễ chế tạo, đồng thời tạo ra khả năng sát thương và hiệu ứng tâm lý khủng khiếp. 

Napalm dễ bắt lửa và bám dính vào mọi bề mặt, kể cả da người, gây ra những vết bỏng nặng khó dập tắt.

Vì những hiệu ứng hủy diệt đáng sợ, Công ước Liên Hiệp Quốc về các loại vũ khí thông thường (CCCW) năm 1980 cấm hoàn toàn việc dùng bom Napalm nhằm vào dân thường. 

Tuy nhiên, còn nhiều quốc gia chưa thông qua điều khoản của CCCW và tiếp tục duy trì kho vũ khí Napalm.

Hiện Nga chưa lên tiếng vụ việc, trước đây nhiều lần Nga cũng bị cáo buộc  sử dụng bom Napalm trong cuộc chiến tại Syria.

Tuy nhiên đáp lại cáo buộc là sự im lặng của Nga.

Tuy Nga rút phần lớn không quân nhưng họ vẫn tiếp tục hỗ trợ đắc lực cho quân đội Syria.

Lợi dụng lúc Nga rút quân, khủng bố HTS lẫn IS tăng cường các cuộc đột kích để chiếm các căn cứ của quân đội Syria.

Sau khi ổn định tình hình quân đội Syria dưới sự hỗ trợ của không quân Nga đã lần lượt chiếm lại được các căn cứ này.

Bom Napalm được coi là loại vũ khí có sức hủy diệt thứ ba chỉ sau bom nguyên tử và bom nhiệt áp.

Hình ảnh ngọn lửa khủng khiếp tạo ra bởi bom Napalm.

Nga ngày càng cho thấy quyết tâm tiêu diệt khủng bố tại Syria, với những loại vũ khí phi hạt nhân mạnh nhất của mình cho cuộc chiến này.