- 150 con cá voi mắc cạn ở Nhật Bản
- Hàn Quốc “giải cứu” 5 con cá heo biểu diễn
- Trung Quốc “theo chân” Nga ngăn chặn “giấc mơ” bảo tồn biển Nam Cực
Người đại diện đàm phán cho Nhật Bản về vấn đề này, ông Joji Morishita cho biết, cuộc tranh luận quốc tế về việc nên hay không nên săn bắt cá voi đã chuyển từ khía cạnh khoa học sang chính trị.
Nhật Bản vẫn tiếp tục săn bắt cá voi bất chấp sự phản đối từ IWC
Trước đó vào ngày 19-6, Ủy ban IWC đã công bố một bản báo cáo khoa học, theo đó, Nhật Bản chưa cung cấp đầy đủ những lí do hợp lý và cần thiết cho kế hoạch săn bắt gần 4.000 con cá voi trong vòng 12 năm tới tại vùng biển Nam Cực.
Từ trước tới nay, Nhật Bản vẫn thực hiện hành động này dưới mục đích dành cho nghiên cứu, tuy nhiên thịt cá voi vẫn được sử dụng chế biến thành thực phẩm.
Ông Morishita khẳng định: “Bản báo cáo của IWC không mang lại một kết luận chắc chắn nào, vì bản thân ủy ban này là một tập thể chia rẽ, ngay cả hội đồng khoa học của tổ chức còn gặp khó khăn trong việc đưa ra một kết luận chính xác. Chúng tôi vẫn cố gắng cung cấp nhiều kết quả nghiên cứu khoa học nhất có thể và chờ đợi sự cho phép của ủy ban. Tuy nhiên vấn đề này có thể không bao giờ chấm dứt, như nó vẫn thế từ trước cho tới giờ”.
Được biết, Tokyo đã có lần cáo buộc các nhà hoạt động vì môi trường đang tỏ ra “cảm tính” trước vấn đề này, do trên thực tế hành động săn bắt vì mục đích nghiên cứu của Nhật Bản không cần đến bất kỳ sự cho phép nào từ IWC.
Bên cạnh đó, ông Morishita còn chia sẻ rằng, ý tưởng đằng sau việc cho phép giết một loài vật này thay cho một loài khác thật “lạ lùng” và bày tỏ sự lo ngại đối với việc “một quốc gia có quyền lực chính trị quốc tế mạnh hơn” sẽ có thể áp đặt các chuẩn mực của nước mình với các quốc gia khác, ví dụ như nếu Ấn Độ là quốc gia đứng đầu thế giới, chúng ta có thể sẽ không được ăn thịt bò.