Bản án tử hình gây chấn động vì vấn đề màu da tại Mỹ

ANTD.VN - William Hance - một cựu quân nhân da màu xuất thân từ tiểu bang Georgia, Mỹ đã sát hại 4 người phụ nữ, bao gồm hai gái bán dâm Gail Faison và Irene Thirkield, giữa những năm 1977 và 1978 thế kỷ trước.

Hàng loạt những vụ án giết người diễn ra

Bản án tử hình gây chấn động vì vấn đề màu da tại Mỹ ảnh 1Bản án tử hình dành cho William Hance - một cựu quân nhân da màu xuất thân từ tiểu bang Georgia, Mỹ đã sát hại 4 người phụ nữ gây nhiều tranh cãi

Trong khoảng thời gian phạm tội của William Hance, tại thị trấn Columbus, Georgia cũng chứng kiến hàng loạt vụ án giết người - một vài vụ trong đó cuối cùng được chứng minh là do kẻ giết người hàng loạt Carlton Gary, được biết đến với biệt danh “Stocking Strangler” (Kẻ thắt cổ bằng tất chân) gây ra. Carlton Gary trước đó đã sát hại một số phụ nữ cao tuổi da trắng. Cảnh sát ban đầu không chắc chắn liệu cái chết của Faison và Thirkield có liên quan đến những nạn nhân cao tuổi kia. Họ nghi ngờ Gary cũng là kẻ thủ ác sát hại hai cô gái đó. 

Trước khi bị bắt, William Hance đã dàn dựng một kế hoạch hoàn hảo để đánh lạc hướng điều tra viên. Hắn đã gửi một bức thư tới cảnh sát, nặc danh một hội kín người da trắng mang tên “The Forces of Evil” (Lực lượng của cái ác). Trong đó, hắn yêu cầu tiền chuộc cho nạn nhân Gail Faison, người mà chính hắn sát hại. 

Điều tra viên của Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) Robert Ressler là người cuối cùng tạo lập được hồ sơ tâm lý của kẻ sát nhân thực sự. Ông khẳng định kẻ sát hạt Faison không thể là một nhóm 7 người đàn ông da trắng, mà là một người da màu. Màu da trở thành một yếu tố quan trọng trong quá trình điều tra mối liên hệ giữa William Hance và “Kẻ thắt cổ bằng tất chân”. 

Sử dụng những bằng chứng được thu thập vào hồ sơ tâm lý này của điều tra viên Robert Ressler, Cục Điều tra tiểu bang Georgia lần theo dất vết của Hance và bắt giữ được hắn. Hance thú nhận đã giết hại Faison và Thirkield, cùng với một người phụ nữ mang tên Karen Hickman, tại Fort Benning vào tháng 9-1977. Vào ngày 31-5-1994, Hance bị tử hình với hình thức ghế điện, chỉ vài giờ sau khi Tòa án Tối cao bác đơn phúc thẩm của hắn.

Bản án tử hình tồn đọng nhiều nghi vấn

Bản án tử hình gây chấn động vì vấn đề màu da tại Mỹ ảnh 2Người dân Mỹ tham gia một cuộc tuần hành chống phân biệt chủng tộc, ở thành phố Boston 

Dù Hance cuối cùng bị kết án tử hình vì những tội ác của mình, việc kết án trở thành một điểm gây tranh cãi, đặc biệt khi còn tồn đọng nhiều nghi vấn về trạng thái trí óc. IQ của Hance được nhận định đạt 76 điểm vào năm 1984, mặc dù một bài kiểm tra khác 3 năm sau đó đưa điểm này lên 91 (người mang số điểm thấp hơn 70 được đánh giá là người có vấn đề về trí óc). Mặc dù hắn không được coi là một kẻ tâm thần, tuy nhiên một nhà tâm lý học lâm sàng khẳng định rằng Hance không thể tự bào chữa cho bản thân theo lý trí. Thực tế là sau đó Hance vẫn được cho phép quyền bào chữa bản thân, và điều này làm dấy lên tranh luận về sự tồn tại của định kiến da màu trong hệ thống luật pháp hình sự nhiều thập niên sau đó. 

Trong suốt quá trình xét xử, chỉ có một bồi thẩm viên da màu duy nhất, trong một bồi thẩm đoàn đa số da trắng, phản bác bản án tử hình của Hance. Gayle Lewis Daniels cho rằng án tử hình chỉ dành cho những kẻ sát nhân có đầu óc bình thường. Bà đã không bỏ phiếu cho án tử hình đối với Hance vì không tin rằng Hance thực sự biết mình đang làm gì trong thời điểm phạm tội. 

Theo Thẩm phán Henry Blackmun của Tòa án Tối cao trong quan điểm phản biện của mình trước việc bác bỏ đơn phúc thẩm của Hance đã chỉ ra rằng Hance thực chất mắc bệnh thiểu năng và thậm chí là bệnh tâm thần. Ông cũng cho rằng phiên xét xử và quá trình luận án đã lún sâu vào nhiều định kiến về sắc tộc. 

Những vấn đề đan xen giữa pháp luật hình sự và sắc tộc còn trở nên càng nhức nhối hơn trong những năm sau đó. Nghiên cứu nền tảng của Ressler về các vụ án giết người hàng loạt, bắt đầu từ vụ án William Hance, được thiết lập thành phương pháp lập hồ sơ tâm lý tội phạm phổ biến. Phương pháp phá án của ông chỉ rõ màu da là yếu tố có vai trò quan trọng trong cả việc phạm tội và thực thi công lý.

“Trong quan điểm phản biện trước việc bác bỏ đơn phúc thẩm của Hance đã chỉ ra rằng Hance thực chất mắc bệnh thiểu năng và thậm chí là bệnh tâm thần. Phiên xét xử và quá trình luận án đã lún sâu vào nhiều định kiến về sắc tộc”. 

 (Tòa án Tối cao Mỹ)