[ẢNH] Vì sao Mỹ "cười nhạt" khi Nga đưa ra bằng chứng F-22 bị Su-35 "tóm sống"?

ANTD.VN - Hôm qua trên tài khoản mạng xã hội của một phi công Nga đã đăng tải bức ảnh ghi lại khoảnh khắc tiêm kích tàng hình F-22 Raptor của Mỹ bị hệ thống định vị hồng ngoại (IRST) OLS-35 của Su-35 "khóa cứng".
[ẢNH] Vì sao Mỹ
Bức ảnh trên sau khi xuất hiện trên mạng xã hội đã gây nên một vụ chấn động lớn đối với truyền thông quốc tế, bởi vì theo tuyên bố của người Nga thì Su-35 hoàn toàn đủ sức đánh bại F-22 trong tình huống đối đầu.
[ẢNH] Vì sao Mỹ
Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có nhiều ý kiến nghi ngờ về tính xác thực của tấm ảnh trên cũng như hoàn cảnh mà chiếc Su-35 của Nga "tóm sống" được tiêm kích F-22 của Mỹ.
[ẢNH] Vì sao Mỹ
Nhưng theo ý kiến của chuyên gia Justin Bronk trong cuộc trả lời phỏng vấn với tạp chí Business Insider thì không có gì phải lo ngại về tình huống trên, vì từ trước tới nay bộ máy truyền thông Nga luôn tìm cách hạ thấp vũ khí Mỹ.
[ẢNH] Vì sao Mỹ
Ông Bronk cho rằng thực chất chiếc F-22 luôn phát hiện được chiếc Su-35 của Nga từ rất xa, ngay khi nó bắt đầu rời đường băng cho nên không thể có chuyện bị động trong đối phó.
[ẢNH] Vì sao Mỹ
Hệ thống IRST thực sự có khả năng nhận biết mục tiêu là máy bay tàng hình trong một số điều kiện cụ thể, nhưng đây không phải là một giải pháp hữu hiệu trong không chiến.
[ẢNH] Vì sao Mỹ
Theo công bố của Nga thì tổ hợp OLS-35 trên tiêm kích Su-35S có tầm phát hiện mục tiêu tối đa vài chục km, tuy nhiên tầm hiệu quả của nó chỉ khoảng 10 km đổ lại, cự ly này càng gần hơn nữa khi đối thủ là chiếc chiến đấu cơ có khả năng che giấu tín hiệu hồng ngoại từ động cơ như F-22.
[ẢNH] Vì sao Mỹ
Trong bức ảnh mà người Nga đưa ra, có thể dễ dàng nhận thấy rằng phạm vi mà tổ hợp IRST của Su-35 "khóa" được F-22 là rất ngắn, thậm chí ngay trong tầm nhìn.
[ẢNH] Vì sao Mỹ
OLS-35 không thể giúp Su-35 chiếm được lợi thế trước F-22 trong không chiến bởi diện tích phản xạ radar lên tới trên 10 m2 của nó sẽ bị radar AESA của F-22 phát hiện và dẫn đường cho tên lửa tiêu diệt từ rất xa.
[ẢNH] Vì sao Mỹ
Bên cạnh đó, hệ thống IRST còn bị phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết, nếu khi đó độ ẩm không khí cao và nhiều mây mù thì OLS-35 sẽ gần như bị mất tác dụng hoàn toàn.
[ẢNH] Vì sao Mỹ
Thậm chí chuyên gia Bronk trước đây còn mô tả việc tìm kiếm máy bay chiến đấu thế hệ 5 trên bầu trời mở bằng tổ hợp IRST chẳng khác gì "nhìn qua lỗ của một ống hút nước giải khát".
[ẢNH] Vì sao Mỹ
Cũng trong cuộc trả lời phỏng vấn tạp chí Business Insider, Phát ngôn viên Lầu Năm Góc, ông Eric Pahon đã từ chối trả lời về thông tin lan truyền trên mạng xã hội.
[ẢNH] Vì sao Mỹ
Tuy nhiên vị quan chức này lại nói thêm rằng truyền thông Nga có cả một chiến dịch tung tin giả nhằm "dìm hàng" vũ khí Mỹ cũng như gây bất ổn cho các hoạt động của liên quân tại đây.
[ẢNH] Vì sao Mỹ
Những ví dụ được đưa ra có thể kể tới như truyền thông Nga đã "dùng nhầm" hình ảnh trong trò chơi điện tử AC-130 của Mỹ để minh họa rằng lực lượng không quân nước này mở đường cho IS chạy thoát thân.
[ẢNH] Vì sao Mỹ
Phía Mỹ sau đó kết luận rằng truyền thông Nga đã kể câu chuyện trên Instagram và muốn dẫn dắt dư luận theo hướng Su-35 có thể đánh bại chiếc F-22 trong không chiến.
[ẢNH] Vì sao Mỹ
Bên cạnh đó, phi công điều khiển tiêm kích F-22 hoàn toàn đủ khả năng biết rõ chiếc máy bay của anh ta có bị nhắm và khóa mục tiêu bởi vũ khí của đối phương hay không.
[ẢNH] Vì sao Mỹ
Trong khi đó theo các nguồn tin từ Không quân Mỹ thì chẳng có một báo cáo nào liên quan tới việc máy bay chiến đấu tàng hình F-22 của họ đã bị Su-35 "khóa cứng" như phía Nga thông tin.
[ẢNH] Vì sao Mỹ
[ẢNH] Vì sao Mỹ
[ẢNH] Vì sao Mỹ
[ẢNH] Vì sao Mỹ
[ẢNH] Vì sao Mỹ
[ẢNH] Vì sao Mỹ
[ẢNH] Vì sao Mỹ
[ẢNH] Vì sao Mỹ
[ẢNH] Vì sao Mỹ
[ẢNH] Vì sao Mỹ
[ẢNH] Vì sao Mỹ
[ẢNH] Vì sao Mỹ
[ẢNH] Vì sao Mỹ
[ẢNH] Vì sao Mỹ
[ẢNH] Vì sao Mỹ
[ẢNH] Vì sao Mỹ