[ẢNH] Vẻ đẹp "lạ" của những người hiến máu đặc biệt

ANTD.VN - Trong những ngày thiếu hụt trầm trọng lượng máu dự trữ nhóm O này, có những người hiến máu tình nguyện rất đặc biệt đã xuất hiện ở Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương. Họ là những y, bác sĩ tới từ nhiều bệnh viện khác nhau, trong khi ngay tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, các y, bác sĩ cũng đều đã lần lượt hiến máu cứu người. Tất cả đều tự nguyện một cách lặng lẽ, họ coi đó như nghĩa vụ nhân văn của mình, bởi họ hiểu rằng, hơn ai hết, họ chính là những người nhận trọng trách quyết định trong việc giữ gìn sinh mệnh của người bệnh.

Nhóm bác sĩ và cán bộ y tế của bệnh viện Xanh Pôn tới Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương để hiến máu tình nguyện

Nhiều bác sĩ, nhân viên y tế tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương cũng đã hiến máu trong giai đoạn thiếu nguồn máu nhóm O vừa qua. Trong ảnh là bác sĩ Hoàng Thị Thanh Nga – Khoa Huyết thanh học nhóm máu, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương - đang được lấy máu xét nghiệm chuẩn bị hiến máu

Đã có hơn 10 lần hiến máu tình nguyện, bác sĩ Nga chia sẻ rằng, "ưu điểm" của các y bác sĩ khi hiến máu là... đã quá quen với kim tiêm, ống truyền, nên không có sự sơ hãi mơ hồ ban đầu

Anh Mai Anh Tuấn - Giám đốc một doanh nghiệp thể thao ở Hà Nội - rủ nhiều nhân viên cùng công ty đi hiến máu, với suy nghĩ đơn giản: Đây là một nghĩa cử nhân văn, cần tích cực ủng hộ!

Chị Nguyễn Ngọc Huyền - chuyên viên tư vấn du học - tranh thủ hiến máu tình nguyện trước khi ra nước ngoài công tác. Chị luôn cố gắng hiến máu đều đặn hằng năm như một cách chia sẻ đầy nhân văn tới cộng đồng

Không đi theo bất kỳ chương trình cụ thể nào, các bác sĩ và nhân viên y tế của Bệnh viện Xanh Pôn tự rủ nhau tới hiến máu tình nguyện

Nguồn máu quý giá là sự chia sẻ không thể quý hơn giữa người với người

Sau khi hiến máu tình nguyện, người hiến được nhận giấy chứng nhận ý nghĩa

Hình ảnh "ấm lòng": Dù Viện Huyết học đặt khay giấy màu xanh (chứa tờ đăng ký hiến máu có nhận tiền bồi dưỡng) ở vị trí tiện lấy nhất, song hầu hết mọi người tới đây đều tìm tới những khay hồng chứa tờ đăng ký hiến máu tình nguyện

Sau khi hiến máu, món quà gấu bông dễ thương được chờ sẵn để trao cho những "Mạnh Thường Quân nhiệt huyết"

Nữ cán bộ của Bệnh viện Xanh Pôn nở nụ cười khi được nhận món quà kỷ niệm

Bác sĩ Hoàng Thị Thanh Nga nở nụ cười vô tư: "Với bọn mình, việc hiến máu là rất thường xuyên và đơn giản, vì hơn ai hết, bọn mình chứng kiến rất nhiều hoàn cảnh cần nguồn máu"

Lượng máu sau khi hiến được kiểm tra, xử lý rất kỹ lưỡng trước khi truyền cho người bệnh

Trước khi truyền cho người bệnh, nguồn máu được xét nghiệm và xử lý rất kỹ lưỡng

Máy định nhóm máu và làm phản ứng hòa hợp tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương

Nhiều người không biết rằng, để mỗi đơn vị máu tới tay người bệnh, là cả một quá trình kiểm thử kỹ lưỡng của các y, bác sĩ

Các ống xét nghiệm được đánh mã số chi tiết

Các nhân viên y tế tại Khoa Huyết thanh học nhóm máu đang làm công việc hằng ngày: Kiểm tra tính hòa hợp của nguồn máu với các bệnh nhân

Nguồn máu được ví như "nguồn khí oxy' đối với các bệnh nhân. Trong ảnh là một bệnh nhi mắc chứng tan máu bẩm sinh, phải điều trị suốt đời và định kỳ truyền máu hằng tháng

Những lúc thiếu nguồn cung cấp máu, các bệnh nhân sẽ phải đối mặt với nguy cơ rất lớn

Bệnh nhi mắc chứng tan máu bẩm sinh thường có bụng chướng to vì lá lách "sưng". Các em thường phải cắt lá lách, và nhận máu điều trị hằng tháng

Cô giáo Chu Thị Kỳ (Bắc Kạn) đã phải gắn bó với Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương từ năm 2003. Những người mắc chứng tan máu bẩm sinh như cô Kỳ sẽ phải chung sống với căn bệnh này suốt đời, và mỗi tháng phải truyền máu một lần, thời gian nằm viện kéo dài từ 7-10 ngày