[ẢNH] Trái Đất sẽ ra sao nếu va chạm với thiên thạch?

ANTD.VN - Mới đây, NASA đã đưa ra cảnh báo về một tiểu hành tinh Bennu nặng 87 triệu tấn đang lao vào Trái Đất với lực va chạm gấp 80.000 lần quả bom nguyên tử được thả xuống Hiroshima trước đây. Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu như thiên thạch này đâm vào Trái Đất?

Sao chổi, các hành tinh nhỏ và sao băng chỉ là những vật thể di chuyển trong không gian, nhưng chúng được gọi là thiên thạch khi chúng vẫn còn “sống sót” sau khi băng qua khí quyển của một hành tinh và “hạ cánh” xuống bề mặt của hành tinh đó (Ảnh: VTV)

Trang VnExpress đưa tin, Bennu, thiên thạch được mệnh danh "tiểu hành tinh gây tận thế", là mối đe dọa tiềm ẩn với Trái Đất

Trong bức ảnh chụp từ tàu OSIRIS-Rex, Trái Đất (chấm nhỏ bên trái) và Mặt Trăng chỉ như một chấm nhỏ khi so với tiểu hành tinh Bennu (hình tròn to bên trái) nặng 87 triệu tấn ở cách 110 triệu km. Hiện, tàu OSIRIS-Rex đang bay vòng quanh quỹ đạo của Bennu và sẽ đáp xuống bề mặt tiểu hành tinh vào năm 2020 (Ảnh: Soha)

Theo thông tin từ Cơ quan Hàng không Vũ trụ (NASA) thiên thạch Bennu cao hơn tòa nhà Empire State ở Mỹ và nặng gấp 1.664 lần tàu Titanic

Theo NASA, khả năng tiểu hành tinh va vào Trái Đất là 1/2.700

Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định tàu vũ trụ mang tên Sứ mệnh giảm thiểu rủi ro từ tiểu hành tinh siêu tốc trong trường hợp khẩn cấp (HAMMER) sẽ không hiệu quả với Bennu. Việc phóng tàu làm chệch hướng từ Trái Đất tới tiểu hành tinh này có thể mất 7,5 năm 

Theo VOV, trước đây, Trái Đất cũng từng nhiều lần gặp phải sự cố va chạm với thiên thạch gây ra hậu quả nghiêm trọng như để lại các vết lõm lớn trên bề mặt, thậm chí đôi khi còn dẫn đến sự phá hủy lớn trên bề mặt

Vết lõm bề mặt do thiên thạch Tunguska rơi xuống khu vực Krasnoyarsk (nay thuộc Nga) của Liên Xô năm 1927 (Theo: VOV)

Ảnh chụp từ trên cao một vết lõm bề mặt do thiên thạch rơi xuống năm 2010

Vệt trắng do một vật thể ngoài không gian để lại khi rơi xuống thành phố Satka ở khu vực Chelyabinsk (Nga)

Một vết lõm lớn trên bề mặt Trái Đất sau sự cố va chạm thiên thạch ở Winslow, Mỹ

Các vết lõm do thiên thạch tạo ra được các nhà khoa học phát hiện ở Yakutia

Trong số những vụ va chạm thiên thạch nghiêm trọng, không thể bỏ qua giả thuyết về thiên thạch đã gây ra sự tuyệt chủng của khủng long. Giả thuyết này cho rằng, khoảng 65 triệu năm trước, một tảng thiên thạch với đường kính khoảng 6 dặm đã đâm vào trái đất, tạo nên một hố lõm sâu khoảng 110 dặm và thổi hàng tấn bụi đất vào bầu khí quyển

Các nhà khoa học tin rằng vụ va chạm khủng khiếp này đã tạo ra nhiều trận sóng thần, hỏa hoạn, mưa acid, và thậm chí đã che phủ ánh mặt trời trong nhiều tháng liền (Ảnh: Soha)

Năm 1965, một vụ va chạm thiên thạch quy mô lớn đã xảy ra tại Barwell, Leicestershire (Anh). Tảng thiên thạch này đã vỡ ra thành hàng nghìn mảnh nhỏ trước khi chạm đất, tạo thành một trận "mưa" thiên thạch thật sự (Ảnh:VOV)

Một tảng thiên thạch với kích thước khoảng 50 mét đã hạ cánh xuống Barringer, để lại một hố sâu chừng 170 mét và đường kính khoảng 1,6 km. Nhiều nhà khoa học tin rằng tảng thiên thạch này đã di chuyển với tốc độ khoảng 45.000km/h trước khi nó đâm sầm vào trái đất. Và hậu quả do nó gây ra ước tính khoảng gấp 150 lần vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima

Ngày nay, người ta đã giữ được những mảnh thiên thạch còn lại, là vết tích sau những vụ va chạm và trưng bày ở các bảo tàng và phòng thí nghiệm. Trên ảnh là thiên thạch Hoba, được tìm thấy tại  một nông trại ở Namibia vào năm 1920

Thiên thạch Willamette được trưng bày ở bảo tàng Lịch sử tự nhiên ở New York của Mỹ ngày 19-2-2000

Một mảnh thiên thạch nhỏ được dùng trong phòng thí nghiệm của trường đại học liên bang Ural

Khách tham quan chiêm ngưỡng thiên thạch La Concepcion ở bảo tàng Ex Teresa ở Mexico City (Mexico). Thiên thạch này được phát hiện ở bang Chihuahua từ thế kỷ 17

Một thiên thạch được tìm thấy trên sa mạc

Mảnh thiên thạch có thành phần là sắt được bảo tồn trong một lâu đài ở Bohemia (thuộc Tiệp Khắc). Mảnh thiên thạch này có từ thế kỷ 15