[ẢNH] Tiến độ nội địa hóa tên lửa Kh-35 nhanh hơn dự kiến?

ANTD.VN - Hải quân Triều Tiên gần đây liên tiếp giới thiệu các phiên bản tên lửa hành trình chống hạm Kumsong 3 do nước này chế tạo dựa trên nguyên mẫu Kh-35 Uran-E của Nga.

Đầu năm 2015, Hải quân Triều Tiên lần đầu tiên tiến hành vụ bắn thử nghiệm đầu tiên đối với tên lửa hành trình chống hạm thế hệ mới do nước này tự sản xuất.

Tờ nhật báo Rodong Sinmun của nước này mô tả rằng đây là "một loại mới của tên lửa chống hạm do các nhà khoa học Triều Tiên phát triển" và sẽ mang đến "một sự thay đổi lớn trong khả năng bảo vệ lãnh hải của hải quân".

Điều đáng nói là quả tên lửa Kumsong 3 của Triều Tiên có hình dáng và thiết kế hoàn toàn tương đồng với loại Kh-35 (3M-24) Uran-E của Nga, dẫn tới thắc mắc không hiểu Triều Tiên tự sao chép hay được Nga chuyển giao công nghệ.

Tuy nhiên sau đó Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) của Thụy Điển đã công bố báo cáo về tình hình mua sắm quốc phòng trên thế giới.

Bản báo cáo đó đã giải đáp thắc mắc bấy lâu nay chỉ ra đích danh quốc gia cung cấp công nghệ tên lửa Kh-35 Uran-E cho Triều Tiên không phải ai khác mà chính là Nga.

Cụ thể trong năm 2005, Triều Tiên đã đặt hàng 10 tên lửa hành trình chống hạm Kh-35 Uran-E, toàn bộ đã được Nga bàn giao vào năm 2006.

Dễ nhận thấy một điểm đáng chú ý đó là số lượng đặt mua rất nhỏ, trong khi Bình Nhưỡng thời điểm đó cũng không có lớp tàu nào tương thích vũ khí trên.

Bởi vậy khả năng cao là Nga cung cấp nguyên mẫu kèm công nghệ cho Triều Tiên để tự sản xuất trong nước.

Việc Triều Tiên liên tục bắn thử rồi giới thiệu phiên bản mặt đất của Kh-35 cho thấy họ đã làm chủ hoàn toàn công nghệ sản xuất vũ khí tối tân này của Nga.

Ngoài Triều Tiên, hiện nay Nga còn hỗ trợ Việt Nam công nghệ sản xuất loại tên lửa này, với việc đã cho ra đời mẫu thử có tên gọi KCT 15

Tuy nhiên cần nhắc tới khả năng cao là Triều Tiên đã tiếp thu công nghệ sản xuất tên lửa hành trình chống hạm Kh-35 Uran-E từ năm 2005.

Còn theo thông tin từ ông Igor Korotchenko - Giám đốc Trung tâm Phân tích Thị trường Vũ khí Toàn cầu của Nga thì phải tới năm 2012 Việt Nam mới được Nga chuyển giao hồ sơ kỹ thuật. (Hình ảnh công bố trên Kênh truyền hình Quốc phòng Việt Nam)

Thời gian từ lúc Triều Tiên tiếp nhận công nghệ cho tới khi bắn thử mất 10 năm, trong khi Việt Nam mới chỉ là 5 năm.

Đặc biệt trong báo cáo năm 2016, SIPRI còn cho biết Việt Nam đã giảm đơn hàng Kh-35 đặt mua. (Hình ảnh cắt từ chương trình KHGD Quốc phòng phát trên VTV2)

Điều này cho thấy chương trìnhnghiên cứu chế tạo Kh-35 (dự ánKCT 15) đang tiến nhanh hơn dự kiến.